Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh 9 tình huống thường gặp khi mở cửa hàng thời trang (Phần...

9 tình huống thường gặp khi mở cửa hàng thời trang (Phần 1)

1838
Mở cửa hàng thời trang và 9 tình huống thường gặp
Mở cửa hàng thời trang và 9 tình huống thường gặp

Khi kinh doanh cửa hàng thời trang, bạn có thể gặp phải 13 tình huống dưới đây. Chủ shop hãy đọc kĩ để không bị bỡ ngỡ khi gặp phải tình huống như vậy trong thực tế nhé!

1. Gặp những khách hàng khó tính

Trong bất cứ ngành nghề nào phải tiếp xúc với khách hàng, bạn đều không tránh được tình huống gặp phải những khách hàng khó tính, đặc biệt là ngành bán lẻ. Khách hàng có thể hỏi giá mà không mua, chê sản phẩm của bạn không tốt, mẫu mã không đẹp. Thậm chí, khách hàng khó tính còn đòi mặc cả giá, so sánh sản phẩm của bạn với nhiều sản phẩm khác để mua được giá rẻ nhất…

Những khách hàng khó tính thường khắt khe hơn trong việc mua bán, yêu cầu cao hơn về chất lượng, giá cả. Bởi vậy, nếu đang kinh doanh, bên cạnh việc làm quen với việc bán hàng cho những khách hàng khó tính, hãy học cả những chiêu “đánh bại sự khó tính của khách hàng” bằng kỹ năng chuyên nghiệp, làm tốt sản phẩm của mình.

Đọc thêm:
>> Cách thấu hiểu tâm lý khách hàng để tăng doanh thu
>> Kinh nghiệm đắt giá khi mở shop thời trang cho người mới bắt đầu

2. Hàng không đủ để bán

Mới mở cửa hàng thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hàng hóa. Vấn đề nhập, xuất hàng hay điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh thường gặp phải sai sót. Có những mặt hàng tồn kho nhiều. Có những mặt hàng lại nhập không kịp để bán. Do vậy tình trạng “hàng thì thừa, hàng lại thiếu”  có thể thường xuyên gặp phải khi kinh doanh thời trang.

Để trường hợp này không xảy đến, hãy quản lý hàng hóa một cách khoa học, thường xuyên kiểm kê kho để thống kê số lượng hàng tồn thực tế, chuẩn bị nhập hàng ngay khi hàng sắp hết để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nếu không muốn phải tính toán bằng tay thông qua sổ sách, excel với các hàm phức tạp, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý tồn kho, hàng hóa và quản lý mua hàng một cách nhanh chóng và tự động.

Mở cửa hàng thời trang và 9 tình huống thường gặp

Hàng hóa không có đủ đế bán cho khách hàng

3. Hoạt động kinh doanh ngốn quá nhiều thời gian

Bán hàng đã tốn thời gian, nếu bạn làm chủ một cửa hàng bán lẻ, công việc kinh doanh sẽ chiếm rất nhiều thời gian trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể phải bỏ những bữa cafe với bạn bè vì không ai coi cửa hàng. Có thể quên thời gian đón con vì đầu tắt mặt tối bán hàng. Đây là chuyện hết sức bình thường mà bất cứ ai làm kinh doanh cũng có thể gặp phải.

Thay vì sợ không có thời gian chăm lo gia đình hay để cửa hàng “sống chết mặc bay”, hãy tìm kiếm cách quản lý cửa hàng hiệu quả. Thời gian bạn dùng để tính toán lỗ lãi, nhập hàng hay làm mã sản phẩm, hãy tự động hóa các quy trình đó để tiết kiệm thời gian cho bản thân. Sử dụng máy quét mã vạch để tính tiền, quản lý hàng hóa bằng mã vạch hay sử dụng phần mềm bán hàng. Nó sẽ giúp bạn tự động hóa các khâu bán hàng, đẩy nhanh hiệu quả và năng suất làm việc của chính bạn và nhân viên của cửa hàng.

4. Gặp vấn đề về tài chính

Mở cửa hàng thời trang và 9 tình huống thường gặp

Gặp phải vấn đề về tài chính khi kinh doanh

Nếu đang kinh doanh, chắc hẳn có lúc bạn đã gặp phải tình trạng “cạn túi”. Kinh doanh có thể không ổn định tùy vào diễn biến của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh thời trang là ngành mang ít rủi ro. Nhưng cũng có lúc vì lý do nào đó bạn cạn kiệt tài chính tạm thời. Chẳng hạn như khi dồn tiền để nhập hàng mà chưa kịp thu hồi vốn, hay vốn động vào tồn kho hàng hóa khi nhiều sản phẩm không bán được.

Để hạn chế tình trạng nêu trên, hãy thường xuyên kiểm soát tình hình bán hàng. Quản lý dòng tiền từ doanh thu, lợi nhuận, chi phí đến quỹ tiền mặt, quỹ tiền gửi để giữ được sự cân bằng tài chính của cửa hàng cũng như của chính cá nhân bạn.

Đọc thêm:
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ
>> Phần mềm shop thời trang nên dùng để quản lý doanh thu lợi nhuận chính xác

5. Chất lượng nguồn hàng không ổn định

Đây là tình huống không hiếm gặp tại cửa hàng thời trang. Đặc biệt là các cửa hàng thường nhập hàng bên ngoài, không kiểm soát xưởng may trong khâu sản xuất.

Chất lượng nguồn hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về chất liệu vải, chất liệu phụ kiện, trình độ may của nhân công… Chẳng hạn khi xưởng may may mẫu váy không đúng như chất liệu đã may trước đây, chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Hoặc khi họ nhầm sử dụng mẫu vải đắt hơn, mức giá bán sản phẩm của bạn cũng bị đội lên.

Trong trường hợp này, bạn cần cân nhắc về nơi nhập hàng. Nếu tình trạng lỗi do nhà may thường xuyên xảy ra, bạn có thể thay đổi nhà cung cấp hoặc kiểm soát sát sao hơn trong quá trình gia công của xưởng may.

<Đọc tiếp>

Bài viết liên quan
Xem tất cả