1, Hiểu hành vi khách hàng trước ảnh hưởng của nCOV
Tính đến ngày 11/02/2020, có 1068 ca tử vong do nhiễm bệnh nCOV tại tỉnh Hồ Bắc và 1107 người đã tử vong trên toàn thế giới. Trước diễn biến nguy hiểm của dịch bệnh và tốc độ lây lan khó kiểm soát tại Trung Quốc, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng.
Để phòng bệnh, tại Việt Nam nhiều trường Đại học hay các cấp phổ thông nghỉ học, nhiều trung tâm thương mại vắng khách, còn các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ăn uống cũng giảm khách rõ rệt. Vậy khách hàng có giảm nhu cầu mua sắm trong dịp này hay họ có thói quen, hành vi nào khác? Câu trả lời là nhu cầu không đổi, nhưng thói quen thì thay đổi nhiều. Cụ thể là:
- Nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm, tạp hóa: khách hàng không giảm nhu cầu, thói quen mới là mua tích trữ lương thực, hàng tiêu dùng, thiết yếu phẩm nhiều hơn. Mua một lần với số lượng lớn.
- Mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện: Nhu cầu mua không đổi, tăng với các mặt hàng xuân hè. Thói quen mua tại cửa hàng chuyển đổi thành mua hàng online và nhận hàng tại nhà.
- Dược phẩm: Không đổi, đặc biệt được quan tâm nhiều là các sản phẩm tăng sức đề kháng, khẩu trang, nước rửa tay khô hay các loại thuốc trị cảm cúm, hạ sốt được mua để tích trữ. Người dùng mua thuốc thường đến nhà thuốc để mua như thông thường nhưng hạn chế ra ngoài nhiều lần.
- Hoa và quà tặng: tăng nhẹ trong dịp lễ 14/2 và 8/3, khách hàng mua nhiều trên các website/mạng xã hội với dịch vụ ship hàng
- Thị trường nội thất, vật liệu xây dựng: nhìn chung không biến động hoặc biến động nhẹ về nhu cầu của khách hàng.
Việc nắm bắt nhu cầu và hành vi mua hàng của khách sẽ là cơ sở để các shop bán lẻ/bán online hay các doanh nghiệp triển khai những hình thức tiếp cận khách hàng, cách thức bán hàng phù hợp để đạt được doanh số mục tiêu.
Đọc thêm:
>> Phần mềm tự động chốt đơn hàng trên livestream OCM
>> Chatbot tự động trả lời khách hàng cho shop online
2. Cách tăng doanh số bán hàng trong mùa dịch CORONA
Trước thói quen mua hàng thay đổi, việc đẩy mạnh hoạt động bán tại cửa hàng dường như là vô nghĩa trong thời điểm người người hạn chế ra ngoài. Chính vì thế, định hướng bán hàng online từ website đến sàn TMĐT, mạng xã hội được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Một số hành động cụ thể của các doanh nghiệp hay shop bán lẻ là cách để tăng doanh số bán hàng gồm:
- Xây dựng website/fanpage bán hàng hay gian hàng trên sàn TMĐT
- Gửi SMS tới khách hàng cũ thông báo về dịch vụ ship hàng hay địa chỉ mua hàng online
- Triển khai dịch vụ ship COD cho khách hàng, mua trên web, MXH, sàn TMĐT, nhận hàng tại nhà
- Livestream bán hàng trên fanpage để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ
Trên thực tế, có rất nhiều cá nhân, shop bán lẻ hay doanh nghiệp đã triển khai các kênh bán hàng online những chưa được đầu tư bài bản, chẳng hạn như gặp khó khăn liền trì hoãn, một số tình trạng gặp phải như: không kết nối được với đơn vị vận chuyển, khách hàng cũ không biết đến fanpage/địa chỉ mua hàng online, khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng mới hay thiếu thông tin đồng bộ trên các kênh online như sản phẩm, giá bán, tồn kho…