Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Lý do kinh doanh tại cửa hàng mãi dậm chân tại chỗ

Lý do kinh doanh tại cửa hàng mãi dậm chân tại chỗ

724
Lý do kinh doanh tại cửa hàng mãi dậm chân tại chỗ

Tăng doanh thu là điều mà mọi cửa hàng đều mong muốn. Nhưng lý do gì khiến việc kinh doanh của cửa hàng mãi dậm chân tại chỗ?

1. Kinh doanh trì trệ do không chăm sóc tốt cho khách hàng

Sam Walton – ông vua bán lẻ ở Mỹ từng nói: “Chỉ có một ông chủ. Đó là khách hàng. Và ông ta có thể hạ gục tất cả mọi người trong công ty từ người chủ tịch trở xuống, chỉ đơn giản bằng cách tiêu tiền ở một nơi khác”.

Nếu khách hàng của bạn đang “lựa chọn tiêu tiền ở một nơi khác”, hãy xem lại ngay xem bạn đã chăm sóc khách hàng tốt hay chưa. Khách hàng có thể khiến việc kinh doanh tại cửa hàng bạn mãi “dậm chân tại chỗ” đơn giản chỉ vì một dịch vụ không tốt, từ thái độ của bảo vệ, nhân viên bán hàng, đến việc đợi đồ lâu, thanh toán lâu, chỗ để xe không tiện lợi,…

Kinh doanh trì trệ do không chăm sóc tốt cho khách hàng

Khách hàng không hài lòng với cửa hàng

Đặt ngay ra các câu hỏi:

  • Nhân viên bảo vệ có thân thiện với khách, có giúp đỡ khách lấy xe ra vào?
  • Nhân viên bán hàng có lịch sự, có nhiệt tình tư vấn cho khách?
  • Khách hàng có phải chờ lâu để lấy đồ, khó khăn trong việc thanh toán?
  • Các bên đối thủ đã làm gì để giữ chân khách hàng?
  • Bạn có thể nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng bằng cách nào?

Để giữ quan hệ tốt với khách hàng, bạn có thể:

  • Xây dựng đội ngũ nhân viên luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện và nhiệt tình với khách
  • Xây dựng thêm những chương trình chiết khấu, giảm giá cho khách quen, làm thẻ tích điểm, quà tặng trong những ngày lễ lớn, sinh nhật khách hàng,..

2. Không cập nhật các phương thức kinh doanh mới – Lý do kinh doanh tại cửa hàng mãi dậm chân tại chỗ

Đã kinh doanh, thì phải “nhanh và nhạy”. Khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, khách hàng có xu hướng mua sắm ưa thích sự thuận tiện, tính tiện lợi nhiều hơn. Vì vậy, họ mua hàng online ngày càng nhiều. Cùng với đó, nhiều phương thức kinh doanh mới xuất hiện như: bán hàng online trên facebook, trên website, trên các sàn thương mại điện tử. Nếu bạn không thích ứng kịp thì sẽ rất khó để bán được hàng.

Theo như khảo sát của Hội Doanh nghiệp HVNCLC: “Năm 2018 tỷ lệ người mua sắm online đã tăng gấp 3 lần và đang tiếp tục tăng mạnh trong năm 2019”. Thị trường thay đổi, yêu cầu của khách hàng ngày càng gắt gao hơn. Bạn nên cập nhật các phương thức kinh doanh mới thay vì chỉ bán hàng trên một kênh truyền thống tại cửa hàng.

Khai thác tiềm năng mua sắm online của khách hàng, hiện nay các ông chủ thường sử dụng phương thức bán hàng đa kênh để tăng doanh thu cho cửa hàng của mình. Khi bán hàng đa kênh, doanh nghiệp sẽ sử dụng 4 kênh chính để tiếp cận với khách hàng của mình là:

  • Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng.
  • Bán hàng trên các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,..
  • Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Sendo,..
  • Bán hàng trên website.

Mách nhỏ cho bạn rằng: Nếu bạn muốn tích hợp bán hàng đa kênh để tăng doanh thu cho cửa hàng của mình, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của phần mềm quản lý bán hàng đa kênh OCM.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tăng doanh thu cho cửa hàng

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để tăng doanh thu cho cửa hàng

3. Doanh thu không tăng do cửa hàng của bạn không khác biệt

“Khác biệt hay là chết?” –  đó là khẩu hiệu kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp và người tiêu dùng đều biết. Sự khác biệt luôn luôn quan trọng trong mọi trường hợp. Bạn muốn được người khác chú ý đến ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, bạn phải khác biệt. Bạn mới mở một shop quần áo trên một khu phố thời trang nổi tiếng, bạn muốn khách hàng ghi nhớ cửa hàng của bạn, cửa hàng phải khác biệt. Hãy tạo ra điểm nhấn cho cửa hàng của bạn nếu như không muốn việc kinh doanh cứ mãi trì trệ. Sự khác biệt đó có thể là ở:

  • Khác biệt về mặt hàng: Nhập về những mặt hàng mới, vừa thích hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu vừa có điểm nhấn và “lạ” hơn so với các cửa hàng khác.
  • Khác biệt về cách bày trí cửa hàng: Khách hàng nếu chưa mua hàng của cửa hàng bao giờ, rất có thể sẽ “trông mặt mà bắt hình dong”. Nhìn bề ngoài của cửa hàng để đánh giá qua về mức giá và chất lượng sản phẩm trong cửa hàng. Vì vậy, đừng quên chăm chút cho thiết kế cửa hàng của bạn vừa giúp khách hàng hình dung sơ lược vừa cửa hàng, lại vừa làm cho khách hàng ấn tượng.
  • Đi đầu trong dịch vụ chăm sóc khách hàng: xây dựng thái độ chuyên nghiệp với khách hàng, tạo niềm vui cho khách hàng bằng những món quà nho nhỏ,…
  • Tổ chức sự kiện, các trò chơi tại điểm bán để gây sự chú ý, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái khi khách tới mua hàng.

4. Xem lại ngay về chất lượng sản phẩm nếu cửa hàng của bạn vắng khách

Khách hàng ngày càng có cái nhìn gắt gao và yêu cầu cao hơn về chất lượng của sản phẩm. Nếu họ không quay lại cửa hàng của bạn nữa, hãy kiểm tra xem chất lượng sản phẩm so với mức giá đó đã hợp lý để khách hàng sẵn sàng mua hay chưa. Đồng thời, xin thêm phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng sản phẩm. Khi bạn xin feedback của khách hàng, khách hàng vừa cảm thấy rằng mình được quan tâm, bạn lại biết được vấn đề ở đâu để khắc phục.

Tăng doanh thu bán hàng

Không có ông chủ nào muốn việc kinh doanh tại cửa hàng của mình mãi dậm chân tại chỗ. Bởi thế, bạn hãy xem lại xem “đứa con của mình” có đang mắc phải những vấn đề được MISA eShop đề cập trong bài viết không nhé! Chúc cửa hàng của bạn tăng doanh thu như mong đợi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả