Trong kinh doanh, việc tạo ấn tượng tốt và làm hài lòng khách hàng không chỉ đến từ sản phẩm mà còn từ cách giao tiếp. Những câu nói khéo léo, đúng lúc có thể giúp nhân viên chiếm được thiện cảm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong bài viết dưới đây, MISA eShop sẽ chia sẻ 20+ mẫu câu bán hàng phổ biến nhất hiện nay.
1. Mẫu câu bán hàng khi khách mới vào cửa hàng
Dưới đây là một số mẫu câu bán hàng chi tiết mà nhân viên có thể sử dụng khi khách hàng mới bước vào cửa hàng, giúp tạo ấn tượng tốt và mở đầu cuộc trò chuyện hiệu quả:
- “Chào anh/chị, em có thể hỗ trợ gì cho anh/chị không ạ?”
Mẫu câu này thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ ngay từ đầu, tạo cảm giác khách hàng được chào đón và quan tâm.
- “Chào anh/chị, anh/chị có muốn tham khảo thêm một số sản phẩm hot hiện nay không ạ?”
Giới thiệu nhanh các sản phẩm nổi bật giúp khách hàng dễ dàng bị cuốn hút và có thể nhanh chóng tìm thấy món đồ mình cần.
- “Chào anh/chị, anh/chị cứ thoải mái tham quan cửa hàng nhé! Nếu có gì cần hỗ trợ thì cứ báo em ạ.”
Câu nói này thể hiện sự thoải mái, không tạo áp lực nhưng vẫn mở ra cơ hội để khách hàng yêu cầu giúp đỡ nếu cần.
- “Chào anh/chị, không biết anh/chị đang tìm kiếm loại sản phẩm cụ thể nào không, em có thể gợi ý cho mình ạ?”
Câu hỏi này hướng trực tiếp vào nhu cầu của khách hàng, giúp nhân viên hiểu rõ hơn và tư vấn chính xác.
- “Chào anh/chị, bên em vừa mới về một số mẫu sản phẩm mới, anh/chị có muốn xem qua không ạ?”
Giới thiệu sản phẩm mới ngay từ đầu giúp khách hàng cảm thấy được cập nhật thông tin kịp thời và có thể tạo hứng thú ngay lập tức.
- “Chào anh/chị, em có thể giới thiệu cho anh/chị một vài mẫu sản phẩm được yêu thích nhất hiện nay không ạ?”
Khi khách hàng chưa rõ mình muốn mua gì, câu hỏi này giúp gợi ý nhanh và dẫn dắt họ đến những sản phẩm phổ biến, tăng khả năng chốt đơn.
Giao tiếp khéo léo là chìa khóa để tạo thiện cảm với khách hàng và thúc đẩy doanh thu. Những mẫu câu bán hàng trên có thể giúp bạn bước đầu thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để tăng trưởng doanh số nhanh chóng và bứt phá trong kinh doanh, bạn cần nắm vững nhiều chiến lược mạnh mẽ hơn.
Để hỗ trợ các chủ cửa hàng, MISA eShop gửi tặng Ebook Bí kíp X3 doanh số bán hàng tổng hợp kinh nghiệm thực chiến và các tips bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay. TẢI NGAY!
2. Mẫu câu bán hàng khi khách đang lựa chọn sản phẩm
2.1. Khi khách hàng không muốn thử đồ
Khi khách hàng tỏ ra ngần ngại thử sản phẩm, nhân viên cần khéo léo thuyết phục mà không tạo cảm giác ép buộc. Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể sử dụng:
-
“Em thấy sản phẩm này rất hợp với phong cách của anh/chị. Anh/chị thử xem sao, biết đâu sẽ ưng ý hơn khi mặc vào ạ.”
Gợi ý nhẹ nhàng, nhấn mạnh vào lợi ích của việc thử đồ để khách hàng hình dung rõ hơn.
- “Chất liệu của sản phẩm này lên dáng rất đẹp, anh/chị có thể thử để cảm nhận xem có thoải mái không ạ?”
Tập trung vào yếu tố chất liệu và cảm giác thoải mái, khiến khách hàng cân nhắc việc thử.
- “Thử đồ cũng nhanh thôi ạ, nếu không vừa thì em có thể giới thiệu thêm các mẫu khác phù hợp hơn.”
Trấn an khách hàng về việc thử đồ không tốn thời gian và mở ra khả năng giới thiệu thêm sản phẩm.
- “Nếu anh/chị thử đồ và cảm thấy không phù hợp, bên em sẵn sàng đổi mẫu khác hoặc tư vấn thêm ạ.”
Tạo cảm giác an toàn cho khách hàng, giúp họ yên tâm hơn khi thử sản phẩm.
2.2. Khi người đi cùng khách hàng không thích sản phẩm
Khi người đi cùng khách hàng không thích sản phẩm, nhân viên cần thuyết phục một cách khéo léo để cân bằng giữa ý kiến của khách hàng và người đi cùng. Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể sử dụng:
-
“Em nghĩ sản phẩm này sẽ đẹp hơn khi mặc lên người, anh/chị có muốn thử để mọi người cùng xem và đưa ra ý kiến không ạ?”
Mời khách hàng thử sản phẩm để người đi cùng có thể thấy thực tế hơn và đưa ra đánh giá chính xác.
- “Đôi khi sản phẩm này khi nhìn qua thì chưa thấy nổi bật, nhưng khi mặc vào sẽ tôn dáng và đẹp hơn rất nhiều, anh/chị có muốn thử xem không ạ?”
Khuyến khích thử sản phẩm để người đi cùng có thể thấy sự khác biệt, tạo cơ hội thuyết phục.
- “Sản phẩm này rất hợp với xu hướng hiện tại, có thể sẽ tạo ra một phong cách mới cho anh/chị, em nghĩ nó sẽ phù hợp với sở thích cá nhân của anh/chị hơn.”
Nhấn mạnh vào xu hướng thời trang để giúp khách hàng cảm thấy tự tin với lựa chọn của mình.
-
“Em có thể giới thiệu thêm một vài lựa chọn khác để cả hai anh/chị cùng xem xét và so sánh không ạ?”
Đưa ra lựa chọn thêm để cân bằng sự đồng ý từ cả khách hàng và người đi cùng, từ đó giúp cả hai cảm thấy thoải mái hơn.
Khi người đi cùng tỏ ra không hài lòng sau khi khách hàng thử sản phẩm, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng. Ngay cả khi khách hàng thích món đồ, nếu người đi cùng không ủng hộ, họ có thể từ chối mua ngay lập tức. Vì vậy, bạn hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho cả những người đi cùng khách hàng.
2.3. Khi khách hàng đang phân vân có nên mua hay không?
Có rất nhiều cửa hàng gặp phải tình huống khách đã thử đồ và có vẻ ưng, nhưng lại ngần ngừ chưa quyết định mua và có ý định đi xem thêm ở cửa hàng khác. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số mẫu câu:
-
“Hiện tại bên em đang có chương trình ưu đãi đặc biệt, anh/chị có thể mua ngay hôm nay để được hưởng mức giá tốt nhất.”
Tạo động lực bằng cách nhấn mạnh vào khuyến mãi, thúc đẩy khách hàng ra quyết định nhanh hơn.
- “Đây là sản phẩm bán chạy nhất của cửa hàng trong thời gian qua, rất nhiều khách hàng đã lựa chọn và phản hồi rất tốt, em tin anh/chị sẽ không thất vọng.”
Tận dụng yếu tố xã hội, khuyến khích khách hàng quyết định dựa trên lựa chọn của những người khác.
- “Đây là một trong những mẫu bán chạy nhất hiện nay và em thấy kho bên em sắp hết, nếu anh/chị ưng thì em giữ lại cho mình một sản phẩm ạ.”
Tạo sự khẩn trương và đưa ra giải pháp giúp khách hàng cảm thấy được ưu tiên.
2.4. Khách hàng nói rằng: “Màu này chắc tôi mặc không hợp”
- “Kiểu này kết hợp với màu này sẽ tôn lên được nét độc đáo và tạo điểm nhấn cho trang phục. Nếu là màu khác thì sẽ không còn đẹp nữa đâu ạ. Em thấy màu da chị rất hợp để mặc kiểu này”.
- “Chị có nhiều trang phục màu này không ạ? Chắc là tại chị chưa mặc nhiều nên thấy không quen thôi chị ạ. Cá nhân em thấy bộ này rất hợp với chị, chị cứ thử lên xem sao chị ạ”!
Nếu gặp phải tình huống này, hãy tư vấn một cách đúng đắn, bạn sẽ được khách hàng coi trọng và tin tưởng.
2.5. Khi khách hàng nói rằng: “Cửa hàng này ít mẫu quá, không có gì để mua”
- “Dạ đúng là mẫu mã của cửa hàng em không nhiều. Vì quản lý bên em theo quan điểm “chất lượng hơn số lượng” nên mỗi kiểu dáng đều độc đáo và không chỗ nào có. Bình thường anh/ chị hay mặc theo phong cách nào ạ?”
- “Dạ thực ra khách hàng mới đến đây lần đầu thường có cảm giác như vậy. Nhưng với khách quen của cửa hàng lại rất ưng ý vì kiểu dáng độc đáo và chất lượng rất tốt. Để em tìm thử một số mẫu anh chị thử xem nhé ạ!”
Khi khách hàng tìm ra điểm yếu của cửa hàng bạn, hãy tận dụng điểm yếu đó để nói về ưu điểm của cửa hàng so với những cửa hàng khác. Cách xử lý thông minh nhất trong tình huống này, là tỏ ra cho khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng, sử dụng lời nói dễ nghe để thuyết phục khách hàng.
2.6. Khi khách hàng nghi ngờ về chất lượng của mặt hàng đang giảm giá
- “Dạ thắc mắc của anh/ chị rất có lý ạ. Nhưng thực tế thì đây đều là những mẫu cửa hàng đã hết size nên mới giảm giá, còn về chất lượng thì không khác gì các mẫu khác. Anh/ chị có thể yên tâm ạ”.
- “Anh/ chị yên tâm ạ. Kể cả là hàng giảm giá hay nguyên giá cửa hàng em đều là cùng từ một nhà sản xuất, chất lượng hoàn toàn giống nhau. Chương trình giảm giá như một món quà nhỏ thay lời cảm ơn của cửa hàng dành tặng cho khách hàng thôi ạ!”
Khách hàng có thể có suy nghĩ “của rẻ là của ôi”. Một sản phẩm bán với giá rẻ hơn tất yếu phải có lý do. Trong tình huống này, bạn hãy cư xử tự nhiên và chân thành với khách hàng của mình, hãy khẳng định với khách hàng rằng: “chất lượng của sản phẩm không hề thay đổi” và nhấn mạnh đến ưu điểm về giá cả để thuyết phục khách mua hàng.
2.7. Khi cửa hàng quá đông và bạn không hỗ trợ kịp khách hàng
- “Thật vô cùng xin lỗi anh/ chị, hôm nay cửa hàng đông khách quá mà nhân viên lại không đủ, có gì mong anh chị thông cảm ạ. Gian này là những mặt hàng mới nhất bên em, anh/ chị cứ qua xem thử trước, nếu thích mẫu nào thì anh/ chị cứ gọi em, để em lấy cho anh/ chị xem nhé!”
- “Em xin lỗi vì đã để đợi anh/ chị phải đợi lâu ạ! Anh/ chị muốn thử mẫu này phải không ạ, để em lấy cho anh/ chị xem luôn ạ!”
Khi quán quá đông, nhiều khách hàng có thể bỏ đi vì không muốn chờ đợi lâu. Để giữ chân họ, hãy chủ động chào hỏi lịch sự và xin lỗi họ vì phải đợi. Đặc biệt, sau khi hỗ trợ xong những khách hàng đến trước, bạn nên nhanh chóng quay lại với khách hàng đang chờ để họ không cảm thấy bị bỏ rơi.
2.8. Khi khách phàn nàn về chất lượng của sản phẩm
- “Dạ cửa hàng em vô cùng xin lỗi anh/ chị về vấn đề này ạ. Chắc chắn là đã có sai sót gì đó trong quy trình vận chuyển thôi ạ. Em sẽ báo lại với quản lý ngay về trường hợp của anh/ chị ạ. Lần sau khi anh/ chị mua hàng, cửa hàng sẽ giảm giá, chiết khấu hoặc cửa hàng sẽ tặng anh chị một món quà nhỏ thay cho lời xin lỗi ạ.
Khi khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm, đó là tình huống không hiếm gặp trong các cửa hàng. Nếu sản phẩm thật sự có vấn đề, điều quan trọng nhất là gửi đến họ một lời xin lỗi chân thành. Lời xin lỗi không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp xoa dịu tâm lý của khách hàng.
Đồng thời, bạn nên đưa ra một giải pháp cụ thể, như đổi trả hoặc hoàn tiền, và kèm theo đó là một chương trình ưu đãi để khách hàng cảm thấy được quan tâm và trân trọng. Điều này không chỉ giúp xua tan cơn giận mà còn tạo cơ hội để khách hàng quay lại.
2.9. Khi khách hàng ra về
Khi khách hàng ra về, việc thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích họ quay lại rất quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài. Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể sử dụng:
- “Cảm ơn anh/chị, đừng quên chương trình khuyến mãi lần sau nếu anh/chị ghé lại cửa hàng nhé!”
Nhắc khách hàng về các ưu đãi trong tương lai để khuyến khích họ quay lại.
- “Em cảm ơn anh/chị. Rất vui được phục vụ anh/chị, hy vọng lần tới sẽ gặp lại anh/chị!”
Gợi mở ý tưởng khách hàng sẽ quay lại và thể hiện sự trân trọng.
- “Hy vọng sản phẩm sẽ làm anh/chị hài lòng, nếu có bất kỳ vấn đề gì hãy ghé lại để bên em hỗ trợ ạ.”
Tạo sự an tâm cho khách hàng về dịch vụ hậu mãi, giúp họ cảm thấy được chăm sóc ngay cả sau khi rời đi.
Ngoài ra, để quản lý cửa hàng chuyên nghiệp hơn, bạn có thể áp dụng phần mềm MISA eShop, giúp tối ưu quy trình bán hàng, quản lý kho, theo dõi doanh thu và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Cụ thể phần mềm giúp:
-
Quản lý hàng hóa dễ dàng: Phần mềm tự động sinh mã SKU và mã vạch, giúp theo dõi tồn kho chính xác, kiểm soát lượng nhập – xuất hàng, cảnh báo khi hàng sắp hết.
- Quản lý đơn hàng nhanh chóng: Xử lý đơn hàng từ nhiều kênh khác nhau như trực tiếp tại cửa hàng, bán online qua Facebook, sàn thương mại điện tử… tất cả đồng bộ trên 1 nền tảng.
- Theo dõi doanh thu chi tiết: Cung cấp báo cáo doanh thu, lãi lỗ theo ngày, tháng, giúp chủ shop nắm bắt tình hình tài chính một cách rõ ràng.
- Quản lý khách hàng: Lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi lịch sử mua sắm, tạo các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để tăng sự gắn kết.
-
Quản lý nhân viên: Theo dõi hoạt động bán hàng, ca làm việc và hiệu suất của nhân viên một cách dễ dàng, giúp tối ưu nguồn lực.
3. Tạm kết
Giao tiếp tốt có thể làm nên sự khác biệt lớn trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Hơn 20 mẫu câu bán hàng MISA eShop chia sẻ ở trên sẽ giúp nhân viên dễ dàng tạo thiện cảm, xử lý tình huống khéo léo và giữ chân khách hàng. Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn và đội ngũ bán hàng của mình tự tin hơn trong quá trình phục vụ, mang lại trải nghiệm tích cực và thoải mái cho mọi khách hàng. Chúc bạn kinh doanh hồng phát!