Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể để mở shop...

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể để mở shop thời trang

1559

Bạn có dự định mở shop nhưng lại đang gặp trục trặc trong vấn đề làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

2. Điều kiện để được đăng ký kinh doanh hộ cá thể

2.1. Đối tượng được đăng ký

  • Cá nhân: Công dân Việt Nam 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hộ gia đình: Các thành viên trong gia đình, một nhóm bạn,… có mong muốn chung vốn để mở shop cũng có thể đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Nhóm cần chọn ra một người đại diện, đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: Xét trên phạm vi cả nước, một người chỉ được đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh. Và chỉ được đăng ký hộ kinh doanh mới khi đã giải thể hộ kinh doanh cũ.

Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm mở shop thời trang từ A-Z chi tiết nhất
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng quần áo hiệu quả cho người mới bắt đầu

2.2. Địa điểm đăng ký kinh doanh

Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện công ty.

Trong trường hợp thuê mặt bằng để mở shop, hộ kinh doanh cần phải xác định rõ xem từ trước đến nay tại địa điểm đó đã có hộ kinh doanh cá thể nào đăng ký chưa? Nếu có nhưng đã chuyển đi hoặc giải thể, phải báo với Ủy Ban Nhân Dân để xác minh.

Lưu ý: Nhà chung cư và những địa điểm đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước sẽ không được chấp nhận làm địa điểm đăng ký kinh doanh hộ cá thể.

2.3. Tên hộ kinh doanh

  • Khi đặt tên hộ kinh doanh, phải đảm bảo trong tên có 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”
  • Trong tên không được thêm các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”
  • Tên của hộ kinh doanh không được trùng với tên của các hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận (huyện)
  • Không được dùng tiếng anh để đặt tên hộ kinh doanh. Nếu muốn sử dụng tên tiếng anh, phải thêm dấu chấm vào giữa các ký tự.

Ví dụ như: Cách đặt tên “HỘ KINH DOANH FRIENDZONE” là sai. Tên đúng sẽ là: “HỘ KINH DOANH F.R.I.E.N.D.Z.O.N.E”

2.4.  Số lượng lao động

Với hộ kinh doanh cá thể, số lao động không được vượt quá 10 người. Nếu có từ 10 lao động trở lên hộ kinh doanh phải đăng ký thành doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu muốn mở shop thời trang

Số lượng lao động không quá 10 người

3. Những giấy tờ cần chuẩn bị để làm hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
  • Các chứng chỉ bằng cấp có liên quan đến ngành nghề kinh doanh (photo có công chứng)
  • Giấy đăng ký thuế mẫu 03 của chi cục thuế

4. Quy trình và thủ tục làm hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Gửi “Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh” đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

4.1. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
b) Ngành, nghề kinh doanh
c) Số vốn kinh doanh
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao “Giấy biên nhận” và cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” cho hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Sau 5 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
  • Người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật nếu sau 5 ngày vẫn chưa nhận được “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

4.2. Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp 3 loại thuế sau: Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế môn bài theo 6 mức như sau:

Thuế môn bài

Thuế môn bài

  • Thuế giá trị gia tăng: Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Theo khoản 1 Điều 3, thu nhập từ kinh doanh bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật là thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, nếu hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu đồng/ tháng thì không phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Và nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/ tháng thì phải đóng 2 loại thuế trên theo quy định của pháp luật.

4.3. Khi nào thì nên đăng ký kinh doanh hộ cá thể?

Kinh doanh hộ cá thể thích hợp khi bạn muốn mở shop nhỏ, việc kinh doanh chỉ diễn ra tại một địa điểm cụ thể nhất định và tạm thời không có chi nhánh.

5. Đánh giá hình thức kinh doanh hộ cá thể

5.1. Ưu điểm

  • Không có quá nhiều thủ tục rườm rà.
  • Không phải khai thuế hằng tháng
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
  • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô gọn nhẹ

5.2. Hạn chế

  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
  • Không có con dấu, không có tư cách pháp nhân, không được bảo hộ thương hiệu.
  • Hạn chế về số lượng lao động, đồng thời hộ kinh doanh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn, có thể nhờ đến những người hiểu biết về pháp luật hoặc những công ty tư vấn luật để họ có thể hỗ trợ cho bạn.

Trên đây là tất tần tật những lưu ý về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể cho những cá nhân muốn mở shop. Lưu lại ngay để việc mở shop diễn ra thuận lợi bạn nhé! Nếu bạn muốn nhận tài liệu hướng dẫn kinh doanh và mở cửa hàng thời trang cho người mới bắt đầu, có thể đăng ký tại đây

 

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả