“MISA eShop ơi! Mình đang có nhu cầu mở cửa hàng tạp hóa ở tầng trệt dưới nhà để kiếm thêm thu nhập. Nhưng mình chưa rõ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần làm những thủ tục nào? Và phải nộp những loại thuế gì?”.
Trên đây là thắc mắc của phần đông bạn đọc gửi đến MISA eShop và mong muốn tìm hiểu các thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Phần đông mô hình kinh doanh ngành hàng này ở Việt Nam thường tận dụng không gian tại gia, do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Do đó, nếu bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa phù hợp nhất với loại hình kinh doanh hộ cá thể và phải đăng ký kinh doanh.
Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
>> Tải phần mềm bán hàng tạp hóa miễn phí
1. Hồ sơ chuẩn bị xin giấy phép đăng ký kinh doanh
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số vốn kinh doanh, ngành/nghề kinh doanh, số lao động.
– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh.
– Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
2. Các thủ tục đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể mở cửa hàng tạp hóa được tiến hành như sau:
– Bước 1: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp trao Giấy biên nhận cho người đăng ký.
– Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Các loại thuế kinh doanh cửa hàng tạp hóa phải đóng
3.1. Thuế môn bài
Để xác định được số thuế môn bài bạn phải nộp cho một năm thì bạn phải dựa vào thu nhập của bạn là bao nhiêu để áp dụng theo 6 bậc thuế môn bài quy định tại văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC. Mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể chia làm 6 bậc như sau:
Bậc thuế | Thu nhập/tháng (vnđ) | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.00.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
3.2. Thuế khoán (Thuế GTGT & Thuế TNCN)
Đối với loại thuế này, nếu doanh thu cửa hàng trên 100.000đ/năm thì bạn sẽ phải nộp thuế TNCN & thuế GTGT dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế. Cụ thể:
- Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.
4. Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể mở cửa hàng tạp hóa
– Nếu cửa hàng tạp hóa có kinh doanh thực phẩm thì cần có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy này do bộ phận quản lý thị trường tại địa phương cung cấp.
– Nếu cửa hàng có kinh doanh rượu, thuốc lá thì phải xin giấy phép bán lẻ rượu và thuốc lá. Không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000đ.
– Giấy phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cho cửa hàng tạp hóa hoạt động. Công an phương/xã hoặc phòng cảnh sát phong cháy chữa cháy ở địa phương bạn sẽ cấp nhận chứng nhận này.
– Đối với cửa hàng tạp hóa có bản sản phẩm tự làm thì cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho những mặt hàng mà bạn sẽ cung cấp ngoài thị trường. Giấy tờ này được cung cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Kinh doanh tạp hóa kiếm lãi 1- 2 triệu/ngày không khó! Cái khó quản lý cửa hàng với hàng nghìn sản phẩm sao cho hiệu quả, tránh thất thoát. Do đó bạn cũng nên tham khảo một số phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa trên thị trường quản lý chính xác, tiết kiệm chi phí.
Trên đây là thủ tục và một số lưu ý dành cho các bạn đang có dự định mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh. Để đảm bảo xử lý giấy tờ chính xác, nhanh gọn bạn có thể ra bộ phận đăng ký kinh doanh ở quận/huyện để được tư vấn miễn phí.