Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh giày dép, nhưng lại loay hoay không biết để mở được shop giày dép thì cần chuẩn bị những gì? MISA eShop sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây.
>> Kinh nghiệm đắt giá khi mở shop thời trang cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
>> 6 lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng thời trang
1. Mở shop giày dép cần bao nhiêu vốn?
Nếu kinh doanh giày dép online, không cần đầu tư chi phí mở cửa hàng, giá kệ trưng bày, các khoản dịch vụ tại cửa hàng nên chỉ cần khoảng 20 – 30 triệu đồng nhập hàng là đã có thể bắt đầu. Nhưng khi đã mở cửa hàng, bạn cần phải có nhiều vốn hơn. Nếu giày dép của bạn có giá nhập từ 100.000đ – 200.000đ/đôi thì bạn phải có khoảng 30 triệu đến 50 triệu đồng vốn chỉ dành cho việc nhập hàng. Thêm vào đó là các chi phí thuê mặt bằng, chuẩn bị đồ đạc, chi trả cho nhân viên,…
- Mở cửa hàng giày dép ở nông thôn: Nếu tận dụng được không gian nhà sẵn có hoặc thuê mặt bằng ở địa điểm trong chợ, khu dân cư đông đúc. Giá thuê mặt bằng ở quê dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Giá kệ trưng bày có thể tiết kiệm chi phí bằng cách mua đồ thanh lý.
- Mở cửa hàng giày dép ở thành thị: Tiền thuê mặt bằng ở các thành phố lớn sẽ đắt hơn, dao động khoảng 7 – 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn kể đến chi phí trang trí cửa hàng, tiền thuê nhân viên. Như vậy bạn cần có vốn khoảng 200 triệu đống/tháng để có thể xoay vòng nhập hàng mở cửa hàng giày dép thời trang ở thành phố.
Mở shop giày dép cần chuẩn bị những gì?
2. Khách hàng của bạn là ai?
Phải am hiểu khách hàng thì mới có thể nhập được hàng hóa đáp ứng được đúng nhu cầu cũng như yêu cầu của họ. Khi phác họa chân dung khách hàng, bạn đồng thời phải định hình rõ cả phong cách thời trang của họ, thu nhập của họ, mức giá để họ sẵn sàng chi trả cho mặt hàng giày dép của bạn.
- Nếu khách hàng của bạn là sinh viên hay những người lao động bình dân. Là những đối tượng chỉ có thể chi một khoản tiền nhỏ nhất định để mua giày dép. Hãy nhập những mặt hàng giày dép Trung Quốc, thuộc phân khúc giá thấp hoặc trung bình.
- Với khách hàng tầm trung, họ có thu nhập ổn định và chú trọng nhiều hơn đến chất lượng. Thuộc phân khúc cao hơn, bạn nên nhập ở những xưởng gia công, hàng Việt Nam xuất khẩu, các thương hiệu trong nước.
- Riêng đối với khách hàng hạng sang, những người có đam mê với giày, họ thậm chí đã sở hữu 10 – 15 đôi giày cho riêng mình, nhưng vẫn ham muốn săn lùng bằng được những mẫu giày mà họ chú ý đến. Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn chỉ để có được đôi giày đó. Với khách hàng ở phân khúc cao như vậy, bạn phải nhập giày dép của những thương hiệu lớn, hàng xách tay và liên tục cập nhật những mẫu hot nhất để nhập về.
3. Nhập giày dép chất lượng ở đâu?
Đương nhiên, để mở được shop, vấn đề bạn cần quan tâm nhiều nhất chính là chuẩn bị nguồn hàng. Làm sao để tìm được nguồn hàng vừa rẻ, đẹp lại vừa chất lượng? Sau khi xác định được phân khúc khách hàng rồi, bạn bắt đầu đi nhập hàng. Tùy vào mức giá bạn mong muốn bán ra mà tìm những nhà cung cấp phù hợp.
Nhập giày dép chất lượng tại các cơ sở sản xuất uy tín
3.1. Hàng nội địa
- Ở khu vực phía Bắc, bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối như: chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội), các chợ cửa khẩu như chợ Móng Cái (Quảng Ninh), chợ Tân Thanh (Lạng Sơn)… Ngoài ra còn có những xưởng giày VNXK uy tín như: Giày dép An Thái Minh tại số 111, Định Công, Hoàng Mai, Giày Tùng Anh ở số 38 ngõ 45 Hào Nam, Đống Đa,…
- Nếu bạn ở khu vực phía Nam, đừng bỏ qua những chợ đầu mối lớn như: chợ An Đông (quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh), chợ Tân Bình,… Cùng với những xưởng giày nổi tiếng như: Xưởng giày gia công của Công ty Cổ phần thời trang Mai Nguyên, Xưởng giày Tamy ở C7D/27 Phạm Hùng, Quận 8. Hay Xưởng giày dép Moon Shoes ở số 7 Hoàng Diệu 2, Thủ Đức,…
3.2. Hàng ngoại
Với nguồn hàng nước ngoài, bạn có thể nhập hàng ở những đầu mối lớn như chợ Quảng Châu (Trung Quốc), chợ Chatuchak, chợ Bobae, chợ đêm Suan Lum (Thái Lan),.. Để yên tâm nhất, bạn nên đi đánh hàng trực tiếp. Trong trường hợp không thể đến tận nơi để nhập hàng, bạn có thể order qua các sàn thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Alibaba, Taobao, 1688,…
4. Kinh nghiệm mở shop giày dép, cần chuẩn bị những gì cho cửa hàng?
Sau khi thuê được mặt bằng ưng ý, bạn bắt đầu tân trang cho đứa con của mình trước ngày ra mắt. Những thứ bạn cần chuẩn bị sẽ là:
- Biển hiệu – quan trọng và tất yếu để khách hàng phân biệt, nhận biết được cửa hàng bạn.
- Kệ trưng bày: Việc trưng bày ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng. Hãy trưng bày khéo léo để làm nổi bật được sản phẩm giày dép của cửa hàng bạn.
Trưng bày giày dép cần gọn gàng, bắt mắt và dễ để khách hàng chọn thử
Bạn có thể chọn kệ thủy tinh, kệ gỗ hoặc kệ kim loại: Kệ kim loại phù hợp với giày thể thao, để tạo thêm sự khỏe khoắn, năng động và cá tính. Kệ nhôm và kệ gỗ thích hợp hơn cho những đôi giày cao gót sang chảnh, quý phái.
- Gương, ghế: Những vật dụng “nhỏ nhưng có võ” hỗ trợ cho khách hàng của bạn trong lúc thử giày, dép.
- Túi đựng, thẻ tích điểm, voucher cho những lần mua hàng tiếp theo.
Ngoài ra, đừng quên trang trí nội thất cửa hàng phù hợp với phong cách mà bạn muốn khách hàng định hình khi nhớ đến cửa hàng của bạn. Nội thất với tông màu chủ đạo là màu gỗ, trầm sẽ tạo nên sự sang trọng, quý phái và lịch lãm. Nội thất với tông màu sáng kết hợp với cách trang trí phá cách, độc đáo tạo nên sự trẻ trung, năng động, cá tính,…
>> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng hiệu quả giúp tăng doanh số
5. Mở shop giày dép đừng quên nhờ đến sự hỗ trợ của những kênh mạng online
Khỏi phải nói thì ai cũng đã biết đến công dụng thần kỳ của mạng xã hội trong kinh doanh. Việc lập một trang facebook, instagram, zalo,.. Lập gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Shopee,… sẽ tạo cho shop giày của bạn sự uy tín hơn trong mắt khách hàng. Đồng thời, tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Hãy cập nhật thường xuyên những mẫu mới của cửa hàng bạn lên fanpage để khách hàng có thể nắm bắt được. Thêm vào đó, đăng thật nhiều những feedback chân thực để khách hàng tin tưởng hơn về chất lượng sản phẩm giày dép bạn bán ra.
Để quản lý bán hàng hiệu quả tại cửa hàng cũng như trên các kênh mạng xã hội như facebook, bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý cửa hàng giày dép. Nó sẽ giúp bạn quản lý khách hàng, doanh thu, lợi nhuận cũng như đơn hàng, tồn kho hay quản lý đơn vị giao hàng dễ dàng.
Với những chia sẻ trên MISA eShop hi vọng sẽ giúp ích được phần nào cho ý tưởng mở shop giày dép của bạn! Chúc các bạn thành công!
Đăng ký 15 ngày dùng thử phần mềm quản lý cửa hàng giày dép MISA eShop