Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng cách mở shop quần áo, ngoài việc học thêm về kinh doanh hãy tìm hiểu kinh nghiệm của người đi trước. Bài viết này sẽ chia sẻ những bài học kinh doanh thời trang cho những người mới bắt đầu để hiện thực hóa giấc mơ sở hữu cửa hàng thời trang.
1. Dù bạn bán gì, bạn cũng cần phải biết rõ sản phẩm của mình?
Trong ngành thời trang, có vô số sản phẩm để bán, từ quần áo, giày dép đến phụ kiện, trang sức… Tất cả đều gói gọn trong 2 chữ “Thời trang”. Thế nhưng, dù bán sản phẩm gì trong số đó, bạn cũng nên hiểu rõ sản phẩm của mình và xác định được chi tiết:
- Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
- Điểm yếu của sản phẩm
- Giá sản phẩm nằm trong phân khúc nào?
Việc hiểu rõ sản phẩm và biết được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm sẽ giúp cho người kinh doanh xác định được đúng đối tượng khách hàng, lên được các chính sách bán, marketing, kênh truyền thông sao cho phù hợp. Nên nhớ, nếu ngay cả bạn cũng không hiểu rõ sản phẩm của mình, thì sẽ không có khách hàng nào tin lời bạn nói và mua sản phẩm của bạn.
2. Dù bạn bạn bán cho ai, bạn cũng nên hiểu được khách hàng của mình!
Hiểu sản phẩm chưa đủ, hãy dành thời gian nghiên cứu về khách hàng mục tiêu. Hiểu được khách hàng muốn gì, có thói quen mua sắm như thế nào, họ cần gì ở sản phẩm của bạn. Từ đó, lên kế hoạch bám sát mục tiêu.
Mọi kế hoạch đều phải vào và bám sát tập khách hàng. Từ việc bán sản phẩm cho người có đủ khả năng chi trả, truyền thông đúng đối tượng, người có sở thích về sản phẩm tương tự như bạn đang kinh doanh. Nên nhớ, khách hàng là người mang tiền đến cho bạn, còn bạn là người cung cấp sản phẩm và dịch vụ làm hài lòng khách hàng.
Bài học kinh doanh thời trang: tìm hiểu khách hàng và cố gắng thấu hiểu họ
Để hiểu được khách hàng và xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu, hãy trả lời các câu hỏi:
- Họ bao nhiêu tuổi?
- Khu vực địa lý?
- Sở thích, thói quen?
- Giới tính?….
3. Dù bạn có kinh doanh giỏi, cũng nên trau dồi kiến thức về nghệ thuật bán hàng
“- Bạn giỏi, tôi công nhận. Nhưng tôi biết còn nhiều người khác giỏi hơn bạn.”
Chính vì thế, đừng ngủ quên trên chiến thắng, hãy dành ra nửa tiếng mỗi ngày để học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng bán hàng. Nếu là chủ cửa hàng, bạn càng biết nhiều, bạn có thể chia sẻ và hướng dẫn nhân viên của mình cách bán hàng sao cho hiệu quả. Nhân viên là người trực tiếp trao đổi với khách hàng. Nhân viên làm tốt, đồng nghĩa với việc khả năng bán được hàng cao hơn.
Có nhiều người, họ bán hàng giỏi, có thể do trời phú cho họ một cái gọi là “duyên bán hàng”. Nhưng nhiều người bán hàng giỏi, không chỉ nằm ở cái duyên, là do kinh nghiệm họ trải qua, là do họ học được từ kinh nghiệm của người khác.
Hãy không ngừng nâng cao kiến thức và kĩ năng bán hàng. Bán hàng là một nghệ thuật, người bán hàng giỏi là một nghệ thuật gia kiếm tiền giỏi. Vậy nên, đừng quên trau những kiến thức để bán hàng thật tốt nhé.
MIỄN PHÍ- TẢI NGAY : Nghệ thuật bán hàng bậc cao
4. Hãy xây dựng chính sách bán hàng thật rõ ràng.
Dù bán quần áo, dù bán giày dép hay phụ kiện, đừng quên xây dựng chính sách bán thật rõ ràng. Không có 1 cửa hàng nào có thể bán sản phẩm của mình phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, và cũng hiếm 1 cửa hàng bán sản phẩm đáp ứng được tiêu chí vừa chất ngất, vừa rẻ bèo.
Chính vì thế, lên một chính sách bán hướng tới đúng đối tượng, lựa chọn tiêu chí hoặc giá, hoặc sản phẩm hay dịch vụ làm lợi thế cạnh tranh và bám sát nó, lấy nó là nam châm thu hút khách hàng.
Hãy xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng, không tình trạng chạy theo bất cứ một cửa hàng nào khác kiểu: Giá họ rẻ mình cũng bán rẻ hơn, hay người ta sales 50% mình sales hẳn 70% cho máu.
Hãy có những chính sách bán thật phù hợp với tình hình thực tế của cửa hàng, lê kế hoạch rõ ràng mỗi chiến dịch để theo đuổi mục tiêu đề ra ban đầu. Có như vậy, cửa hàng kinh doanh mới có lãi và để lại dấu ấn trong mắt khách hàng.
5. Cập nhật xu hướng thời trang, công nghệ liên tục và ứng dụng vào bán hàng hiệu quả
Thời trang là ngành bán lẻ theo mùa vụ và thay đổi mẫu mã liên tục. Chính vì thế người theo đuổi lĩnh vực thời trang để kinh doanh cũng luôn luôn phải làm mới mình, làm mới bộ óc và con mắt thẩm mĩ cùng những xu hướng mới đang và sắp diễn ra trong cuộc sống.
Không chỉ nắm bắt về xu hướng thời trang, mà còn phải nắm bắt xu hướng áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh. Trong ngành kinh doanh này, công nghệ chiếm vai trò không nhỏ đến sự thành công của các cửa hàng:
- Công nghệ góp phần phát triển các kênh bán hàng, giúp các nhà kinh doanh dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn.
- Ứng dụng công nghệ trong chụp hình sản phẩm, quay các clip quảng bá, truyền thông.
Đặc biệt, công nghệ được ứng dụng trong việc bán hàng và quản lý ngày càng được nhân rộng. Phần mềm quản lý bán hàng giúp cho cho những chủ shop, nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian hơn trong khâu quản lý và tư vấn, quản lý từ nhập hàng, quản lý kho, hàng hóa, chương trình khuyến mãi, thu chi, lỗ lãi.., đều được thực hiện liên tục và tự động hóa nhiều bước.
Nếu đã xác định theo đuổi lĩnh vực này, hãy tập xác định cho mình thói quen luôn sẵn sàng học hỏi và ứng dụng cái mới vào kinh doanh. Sẵn sàng chinh phục thử thách và dám làm hết mình trước thị trường rất thu hút nhưng cũng đầy áp lực cạnh tranh này.
6. Cạnh tranh bằng sản phẩm, thay vì cạnh tranh bằng giá cả
Sản phẩm luôn là bằng chứng dễ nhất để khách hàng nhớ đến bạn bên cạnh chất lượng dịch vụ của cửa hàng. Thay vì cạnh tranh bằng giá, hãy lấy sản phẩm là cốt lõi để tạo thành công. Chạy theo giá luôn là bước đường cùng, bởi quá mải mê về giá vừa làm giảm lợi nhuận của cửa hàng, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Thay vì chạy theo khách hàng bằng cách giảm giá, hãy tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.
Khách hàng sẽ nhớ đến bạn bởi 1 chiếc váy đẹp được nhiều người khen, thay vì nhớ đến bạn bởi 1 chiếc váy rẻ mặc được đôi ba lần rồi hỏng.
7. Nên biết mình là ai và mình đứng ở đâu?
Xác định lợi thế của cửa hàng mình và biết mình đang ở vị trí nào trên thị trường
Trước khi kinh doanh một mặt hàng, đừng quên tìm hiểu thị trường và phân tích đối thủ, bối cảnh thị trường một cách rõ ràng. Tại sao nên biết mình là ai và mình đứng ở đâu?
– Biết được những đối thủ để xem được mình mạnh gì, yếu gì so với đối thủ. Mình mới mở cửa hàng, tất nhiên chưa hề có lợi thế về khách hàng, về thương hiệu. Chính bởi vậy, mình cần biết mình ở vị trí nào so vối đối thủ để tránh “ Cá lớn nuốt cá bé”.
– Để xác định được thị phần mà mình mong muốn trong phân khúc khách hàng ở phạm vị vị trí địa lý nhất định.
– “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, câu nói này luôn được áp dụng trong kinh doanh một cách triệt để.
8. Học hỏi từ đối thủ cạnh tranh và người đi trước
Người đi sau có 1 lợi thế mà người đi trước không có, đó là những bài học. Bài học kinh doanh thời trang từ đối thủ và người đi trước luôn đắt giá để từ đó các chủ shop có kinh nghiệm vận hành cửa hàng tốt hơn.
Bạn có thể đúc rút từ họ những bài học bằng cách trả lời những câu hỏi, chẳng hạn:
- Chiến lược marketing nào của họ rất thành công?
- Vì sao họ thất bại?
- Họ đang sử dụng phần mềm gì để hỗ trợ việc bán hàng?
- Nhân viên của họ tại sao được lòng khách hàng như thế?
- Dịch vụ khách hàng của họ có gì đặc biệt?…..
Bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và tìm câu trả lời cho chúng, bạn sẽ có được những bài học kinh doanh thời trang đáng học hỏi trước khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh quần áo nói riêng hay bất kể những sản phẩm gì liên quan đến thời trang.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi những bài viết của MISA eShop nhé. Chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những mẹo quản lý, những bài học và bí kíp kinh doanh để giúp bạn tạo dựng con đường thành công đến sớm hơn và bớt khó khăn hơn người khác đấy.