Mỗi ngày có hàng chục cửa hàng thời trang, mỹ phẩm và phụ kiện được mở ra, nhưng có đến gần một nửa trong số đó không thể duy trì cửa hàng sau 6 tháng đến một năm. Chưa tính đến số cửa hàng đã tồn tại trước đó. Vậy bài học gì cho những chủ shop để kinh doanh tốt ngay từ những ngày đầu tiên là gì?
Hãy học hỏi và rút kinh nghiệm từ đối thủ và những người tiên phong nhé.
Bài học thứ nhất: Người đi trước “Tại sao họ thất bại?”
Tìm hiểu về thị trường và đối thủ của bạn.
Đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng.
– Trên thị trường, mặt hàng bạn sẽ kinh doanh có những đối thủ nào?
– Khoanh vùng phạm vi, bán kính địa lý có bao nhiêu cửa hàng tương tự
– Nếu không có đủ nguồn tài chính vững mạnh, hãy cân nhắc đầu tư những thứ cần thiết nhất.
– Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của các cửa hàng trong khu vực
Sau khi đặt ra những câu hỏi và có được đáp án, bạn sẽ có trong đầu một kế hoạch bước đầu về lựa chọn địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh bán tại đó có khả thi không….
Điều này thật sự quan trọng, bởi nó sẽ quyết định sự sống còn của cửa hàng.
– Cửa hàng A bán phụ kiện thời trang cho sinh viên nhưng lại đặt shop ở khu vực dân cư cao cấp, không gần các trường đại học. Một thời gian không có khách vào mua ngoài 1 số bạn biết đến shop qua facebook, cửa hàng buộc phải chuyển địa điểm kinh doanh.
– Shop M chuyên bán thời trang thiết kế cho giới trẻ. Shop đặt địa điểm kinh doanh ngay cạnh 1 cửa hàng có thương hiệu nổi tiếng với cùng tập khách hàng và chủng loại sản phẩm và phân khúc giá. Một thời gian sau, chủ shop M nhượng lại cửa hàng cho một chủ cửa hàng khác kinh doanh phụ kiện thời trang, họ quên mất bài học: CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ rất phổ biến trên thị trường.
Từ 2 ví dụ trên, hãy rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng và nghiên cứu kĩ những người đi trước về bài học thất bại:
– Tìm địa điểm kinh doanh có nhiều khách hàng mục tiêu sinh sống
– Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng
Bài học thứ 2: Những đối thủ “Lý do họ thành công?”
Đối thủ là những người thầy giáo cho bạn nhiều kinh nghiệm và bài học đắt giá nhất về các chiến lược kinh doanh, chính sách bán, quảng cáo, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý, chăm sóc khách hàng…
Chiến lược bán hàng
Không dễ để có thể biết được hết chiến lược kinh doanh của đối thủ. Nhưng ít nhiều ta vẫn có thể biết được thông qua nghiên cứu và phân tích đối thủ đang làm gì, có động thái gì.
Có những cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng, họ không bao giờ sales hàng trừ dịp cuối mùa. Đó cũng là chương trình nằm trong kế hoạch. Hoặc bạn có thể để ý thấy, có những cửa hàng không bao giờ sales quá 30% trong dịp khuyến mại. Lại có chuỗi cửa hàng, cứ mỗi tháng họ đều có 1 đợt sales hàng trên toàn hệ thống.
Bạn thử tìm ra câu trả lời về lý do họ làm và họ làm như thế nào? Bạn cũng sẽ đúc rút được những kinh nghiệm quý báu đấy.
Chiến lược quảng cáo và truyền thông sản phẩm
Đây là những gì dế thấy nhất, bằng việc ghé qua cửa hàng họ, ghé thăm trang facebook, website,.. bất cứ mạng xã hội nào đối thủ dùng để bán hàng. Bạn sẽ học được:
– Đến cửa hàng được bày trí sản phẩm ra sao, họ làm thương hiệu như thế nào
– Các kênh để bán hàng và truyền thông sản phẩm…
Từ việc quan sát và dành ra chút thời gian, bạn có thể nghiên cứu được rất nhiều đối thủ của mình về cách thức quảng cáo và xây dựng nội dung, xây dựng chương trình quảng cáo cho phù hợp.
Kinh nghiệm quản lý cửa hàng và chuỗi cửa hàng
Tại sao họ lại quản lý tốt như thế, tại sao cửa hàng họ đông khách như vậy mà chỉ thấy có 2 nhân viên làm việc? Họ quản lý hàng hóa bằng cách nào? Họ quản lý thu chi ra sao?
Đó là những câu hỏi bạn nên đặt ra và tìm cho mình câu trả lời bằng việc quan sát và khéo léo hỏi thăm nhân viên cửa hàng.
Chẳng hạn, bạn chọn ngày cửa hàng A rất đông khách vì đang trong dịp khuyến mãi, hãy vờ mua hàng rồi quan sát.
– Khi khách đông, 2 nhân viên làm gì?
– Bạn hỏi về chiếc váy X, bạn muốn hỏi nó có màu khác không, còn size khác không? Nhân viên sẽ check trên máy tính và trả lời cho bạn xem còn hàng ở đó hay cở sở nào khác còn hàng vài giây sau đó. Vậy là bạn biết, họ không kiểm hàng 1 cách thủ công mà thông qua phần mềm nào đó có thể check trên toàn hệ thống. Việc của bạn là tìm hiểu xem có phần mềm nào làm được điều đó.
Hãy làm điều tương tự, quan sát nhiều hơn nếu bạn muốn biết một vấn đề nào đó bạn đang vướng mắc hoặc chưa biết đến. Nhiều điều bạn không thể biết nếu không đầu tư thời gian tìm hiểu và bỏ công sức đâu nhé.
Chăm sóc khách hàng
Đối thủ chăm sóc khách hàng như thế nào? Họ làm gì để duy trì và gia tăng tập khách hàng thân thiết?
Mỗi một câu hỏi đưa ra, bạn sẽ tìm ra những giải pháp mới xem có phù hợp với tình hình hiện tại của cửa hàng bạn không.
– Chương trình chăm sóc khách hàng
– Quản lý thông tin khách hàng
– Phong cách phục vụ…..
So sánh và đúc rút từ nhiều đối thủ, bạn sẽ phân tích được điểm hay, điểm yếu của đối thủ và điểm nào phù hợp để áp dụng với cửa hàng mình. Từ đó, bạn xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp và thực thi nó một cách hiệu quả.
Hãy nghiên cứu và xây dựng một chương trình chăm sóc khách hàng thật hoàn hảo để thu hút khách hàng mới duy trì khách hàng hiện tại trở thành thân thiết.