Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Những rủi ro khi bán hàng trên Shopee nhà bán hàng cần...

Những rủi ro khi bán hàng trên Shopee nhà bán hàng cần biết

1760

Bán hàng trên Shopee đang trở thành xu hướng kinh doanh online tại Việt Nam bởi sự tiện lợi và gần gũi. Theo thống kê tính đến quý IV/2020 của iPrice, Shopee là sàn TMĐT có lượng lượng truy cập web lớn nhất, trung bình khoảng hơn 68.000.000/tháng. Đây thực sự là kênh bán hàng rất tiềm năng để anh chị tăng doanh thu, khẳng định sức mạnh thương hiệu. Tuy nhiên, cơ hội nào cũng có thách thức, cùng tìm hiểu những rủi ro khi bán hàng trên Shopee để có Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả, đạt 1.000 đơn. 

1. Bị nhận đánh giá xấu trên Shopee

Bạn cần phải biết những sản phẩm trên Shopee đều có sự cạnh tranh nhất định. Khi đăng tải thành công một sản phẩm, bạn sẽ bị cạnh tranh về giá, cạnh tranh về độ review tốt xấu, cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về tỷ lệ hiển thị…

Đôi khi bạn có thể bị chơi xấu bởi một số người cạnh tranh khác bằng cách tạo hàng chục acc shopee vào review 1 sao. Bạn nên xem xét và lựa chọn kỹ càng cách đặt tên, đặt giá, và khuyến khích người mua để lại review tích cực cho sản phẩm của shop.

rủi ro bán hàng trên Shopee

Các giải quyết:

Để shop nhận được 5* thì chất lượng sản phẩm đảm bảo cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hoặc khi có thông báo đơn hàng đã được giao thành công, bạn nên chat lại với người nhận kịp thời giải quyết những vấn đề không đáng có, trước khi khách hàng để lại bình luận trên shop.

Tạo được trải nghiệm mua sắm thú vị và xây dựng niềm tin khách hàng, chắc chắn shop bạn sẽ nhận được những đánh giá tích cực.

>>> Muốn livestream trên Shopee, làm như thế nào?

2. Sản phẩm có thể bị đổ vỡ, hỏng hóc…nếu như bạn đóng gói không tốt

Đối với những sản phẩm phải bảo hành và những sản phẩm công nghệ, đồ dễ vỡ, bạn nên đóng gói thật cẩn thận và bao gồm các mút chống va đập bên trong. Hiện tại Shopee liên kết với các đơn vị vận chuyển như GHN, GHTK, JnT, Viettel Post,… Trong phần cài đặt vận chuyển, shop có thể chọn đơn vị vận chuyển phù hợp nhất.

3. Thị trường cạnh tranh gay gắt

Tạo tài khoản và bán hàng trên Shopee đơn giản, hoàn toàn miễn phí nên số lượng nhà bán hàng trên Shopee ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh sản phẩm ngày càng khốc liệt khi nhiều shop (thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng) có xưởng sản xuất nên giá bán sẽ thấp hơn so với shop phải nhập hàng về bán.

Cách giải quyết:

Lựa chọn sản phẩm kinh doanh trên Shopee nên lựa chọn phù hợp với thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng. Ví dụ như bikini 1 mảnh, áo phông nữ freesize, quần cạp cao ống rộng… là những từ khóa cực HOT trên Shopee trong thời gian này. Những shop bán những sản phẩm này có traffic và lượng đơn bán hàng cực khủng.

4. Không được để tên công ty, tên cửa hàng hay tên cá nhân trong sản phẩm

+ Quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. Ví dụ như sản phẩm có chứa hình ảnh, logo, địa chỉ, hotline, đường link của doanh nghiệp hoặc website mua bán khác;

+ Đăng bán một sản phẩm lặp đi lặp lại (spam) trên cùng một danh mục hoặc các danh mục khác nhau.

+ Thay đổi nội dung tin đăng để gian lận đánh giá

>>> Lưu ý về ảnh chụp sản phẩm ra nghìn đơn hàng trên Shopee

5. Kinh nghiệm bán hàng Shopee hiệu quả

Nhiều anh chị chủ shop chọn Shopee là kênh bán hàng chủ yếu và tập trung toàn bộ nhân lực để đầu tư xây dựng shop. Vậy làm thế nào để tận dung hết những ưu thế của Shopee và hạn chế những rủi ro khi bán hàng trên Shopee:

5.1. Kinh nghiệm chụp ảnh sản phẩm Shopee

Một bức ảnh đẹp bằng ngàn lời quảng cáo. Mua hàng online thì HÌNH ẢNH và GIÁ là hai cái khách hàng quan tâm ĐẦU TIÊN. Do đó để bán hàng hiệu quả trên Shopee, việc đầu tiên phải có sản phẩm rõ ràng, nổi bật những điểm khác biệt của sản phẩm.

Bạn cần học tập kĩ năng chụp ảnh, setu bối cảnh, làm photoshop. Hoặc bạn có thể dùng thử tài khoản của CANVA để tạo nên những bức ảnh thu hút nhất.

Cụ thể, với những sản phẩm có kích thước nhỏ (phụ kiện thời trang, son phấn, đồng hồ…) thường sử dụng hộp chụp sản phẩm với phông nền trắng. Ngoài ra, hộp chụp sản phẩm còn tích hợp đèn led, đảm bảo đủ ánh sáng khi chụp. 

Với những sản phẩm như quần áo có thể kết hợp để mẫu mặc để người mua dễ hình dung hơn. Sử dụng phông nền đơn giản để làm nổi bật sản phẩm như bức tường, phông nền trắng…

Một vài điều cần lưu ý:

  • Ảnh vuông, size 1024 x1024
  • Kích thước ảnh: 450-750kb
  • Sản phẩm chính chiếm ¾ ảnh.
  • Nên có khung tự thiết kế và logo để tránh sao chép.
  • Đặt tên ảnh chính là tên sản phẩm, tieng-viet-khong-dau,cach-boi-dau-gach-ngang.

ảnh sản phẩm Shopee

5.2. Cách đặt tên sản phẩm trên Shopee thu hút khách hàng

Dưới đây là những kinh nghiệm đặt trên sản phẩm trên Shopee:

  • Xem top 5 đối thủ đặt tên sản phẩm thì làm theo công thức đó.
  • Công thức tham khảo: Loại Sản phẩm + tên thương hiệu + Mã Sản Phẩm( nếu có ) + trọng lượng/dung tích(nếu có) + đặc điểm(nếu có) + công dụng nổi bật + khuyến mãi(nếu có).
  • Công thức tham khảo 2: Từ khoá 1 [ giật tít] từ khoá 2, công dụng, đặc điểm của sản phẩm.
  • Công thức tham khảo 3: [ giật tít] từ khoá 1, từ khoá 2, công dụng sản phẩm

cách đặt trên sản phẩm trên Shopee

  • Tung ra các chương trình Flash Sale

Trên Shopee, có 2 cách để bạn flash sale:set theo ngày hoặc theo sản phẩm. Tùy theo mục đích bán hàng, bạn chọn chương trình khuyến mãi phù hợp.

5.3. 4 lưu ý khi mô tả sản phẩm trên Shopee

  • Đọc kĩ tiêu chuẩn cộng đồng của Shopee về quy định liên quan đến các ngành hàng khác nhau, để tránh cứ tạo sản phẩm bị khóa mà không hiểu vì sao.
  • Nghiên cứu cách làm mô tả sản phẩm của TOP 5, rồi rút ra bài học kinh nghiệm xong mà làm cho shop của mình.
  • Lưu ý là khách chỉ đọc khoảng 3 dòng đầu tiên nên có gì ưu thế, bảo hành hay bằng chứng uy tín thì phải để lên đầu tiên.
  • Phải có hashtag ở cuối, khoảng tầm chục hashtag liên quan đến sản phẩm, để khi người ta search, nó có cơ hội hiển thị trước mắt khách hàng cao hơn.

Cách tìm hashtag trên Shopee: Trong phần thêm từ khóa ở quảng cáo bạn gõ các từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình, Shopee sẽ hiện lên số LƯỢT TÌM KIẾM trong 30 ngày gần nhất, thấy từ nào nhiều lượt tìm kiếm nhất thì là hot nhất.

5.4. Làm thế nào để định giá sản phẩm bán trên Shopee để không bị lỗ?

Việc xác định giá đương nhiên phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Trước tiên là tìm nguồn hàng tận gốc để không phải qua quá nhiều trung gian dẫn tới giá thành cao quá, khó bán.

Shopee ưu tiên hiển thị các sản phẩm có mức % giảm giá lớn. Nhưng nhập 200k/1 bộ quần áo mà bạn lại set giá 220k/1 bộ. Trong khi Shopee cứ đòi phải giảm 30% để tham gia chương trình này nọ thì sao mà đáp ứng được. Vì vậy, bạn cần tính giá bán theo công thức sau:

Nhập + Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Lợi nhuận mong muốn = Giá bán.

Từ giá bán này bạn thêm 30% nữa thành giá niêm yết. Và khi bán trên Shopee bạn nên để giảm khoảng 30% so với giá niêm yết để dễ thu hút khách hàng.

Nếu như vừa tăng giá sản phẩm xong rồi bạn lại tạo chương trình giảm giá xong sẽ bị Shopee phạt tội “tăng giá bán bất hợp lý”. Do đó, bạn phải đợi 7 ngày sau khi chỉnh giá, mới được tạo chương trình khuyến mãi cho sản phẩm đó nhé.

5.5. Làm thế nào để có lượt bán và đánh giá trên Shopee? 

Gian hàng của bạn mới mở chưa có đơn tự nhiên. Bạn nên nhờ người quen và bạn bè ở xa mua ủng hộ và để cho họ giá tốt nhất. Có thể nhờ họ mua lấy hàng rồi gửi tiền cho họ. Mục đích ở đây bạn đang muốn có những lượt mua đầu trên gian hàng của bạn.

Tặng quà miễn phí vừa tăng được lượt bán và đánh giá, vừa có cơ hội giới thiệu sản phẩm tốt của mình tới mọi người. Tuy nhiên cách này hơi tốn thời gian và phải cực kì kiên nhẫn vì hướng dẫn đặt hàng nhiều sản phẩm là khá rắc rối đối với cả shop và khách hàng.

Khi khách hàng đã nhận được hàng, bạn liên hệ nhờ đánh giá luôn. Để có đánh giá tích cực, khi gửi hàng nên có thiệp cảm ơn và quà kèm theo, vừa là quà vật chất, vừa là VOUCHER giảm giá cho đợt mua tiếp theo.

6. Những lưu ý cần biết nếu không sẽ bị khóa Shop

Dưới đây là những điều nhà bán hàng mới trên Shopee không nên làm, tránh tình trạng rủi ro khi bán hàng trên Shopee bị khóa gian hàng:

  • Gửi ngoài: Trong phần chat của shop với khách, tuyệt đối không được hướng dẫn khách để gửi hàng ngoài (không qua Shopee), robot của Shopee quét được thì sẽ khóa shop luôn.
  • Hủy đơn: Không bao giờ được chủ động nhắc tới từ “hủy đơn” với khách, nếu cần họ hủy thì gọi điện và hướng dẫn họ cách thực hiện.
  • Đặt hộ: Shopee quản rất chặt, nếu biết người bán và người đã từng đặt hàng có sử dụng chung wifi thì sẽ khóa shop ngay.
  • Văng tục, chửi bậy: Có những người sẽ cố tình chọc cho bạn “không chửi không được”. Khi robit quét tới tin nhắn thì shop bay màu, không cần giải thích gì thêm.

rủi ro khi bán hàng trên Shopee bị khóa gian hàng

MISA eShop tặng anh chị bí quyết bán hàng nghìn đơn trên Shopee:

tài liệu

6. Tổng kết

Trên đây là một số rủi ro khi bán hàng trên Shopee mà bạn có thể gặp phải và những kinh nghiệm thực chiến khi kinh doanh trên sàn TMĐT này. Hy vọng sẽ giúp ích được anh chị chủ shop mới bắt đầu kinh doanh. Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc nào khác hãy để lại bên dưới phần bình luận của bài viết nhé. Chúc anh chị kinh doanh thành công!

đăng ký dùng thử