Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là từ A – Z dành...

Kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là từ A – Z dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

205
mở cửa hàng giặt là

Cuộc sống ngày càng hiện đại, quỹ thời gian dành cho công việc nhiều hơn thời gian dành cho việc nhà như giặt giũ, nấu cơm. Do đó, khi được nghỉ ngơi thì bạn cũng muốn được thành thơi đi chơi, giải trí nhiều hơn. Trước tình hình đó, mở cửa hàng giặt là – ý tưởng kinh doanh khá đơn giản nhưng lợi nhuận cao. Chỉ cần bạn có mặt bằng, vốn đầu tư máy giặt công suất lớn, chi phí cho các hoạt động marketing và đặt tại khu dân cư đông đúc chắc chắn kinh doanh cửa hàng giặt hàng sẽ thành công. Tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng giặt là từ A – Z dành cho người bắt đầu mới kinh doanh.

Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý cửa hàng giặt là tránh thất thoát, sử dụng dễ dàng
>> Quản lý dòng tiền: Cách cải thiện dòng tiền trong cửa hàng bán lẻ

1. Mở tiệm giặt là cần bao nhiêu vốn?

Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn thường băn khoăn: “Mở tiệm giặt là cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở tiệm giặt là bao nhiêu? Kinh doanh cửa hàng giặt là có lãi không?”… Cùng tìm hiểu những chi phí cần phải có khi mở cửa hàng giặt là:

– Tiền thuê mặt bằng: Nếu bạn có diện tích rộng thì có thể bỏ qua chi phí này. Còn nếu thuê mặt bằng ở thành phố, nơi tập trung đông dân cư, giá thuê dao động từ 7 – 15 tr. Ở thị trấn, thị xã nhu cầu sử dụng dịch vụ giặt là sẽ ít hơn. Tuy nhiên nếu gần khu công nghiệp hoặc xưởng sản xuất thì bạn có thể mở tiệm giặt là.

– Tiền đầu tư máy giặt: Đây là khoản đầu tư chính, tìu thuộc vào đối tượng khách hàng sẽ có sự lựa chọn công suất, số lượng máy khác nhau. Ví dụ nếu bạn tập trung khách lẻ, bạn cần dành khoảng 30 – 50 triệu cho 5 -7 máy giặt công suất từ 7kg – 9kg. Còn nếu khách của bạn chú yếu từ nhà nghỉ, khách sạn… thì đầu tư máy công suất lớn hơn. Nên lựa chọn máy giặt lồng ngang. Đầu tư thêm 1 – 2 máy máy sấy ủi đồ để đáp ứng nhu cầu giặt là nhanh của khách.

– Tiền trang trí cửa hàng giặt là: Khác với kinh doanh quần áo, giày dép cần trang trí cửa hàng lung linh, có phong cách. Cửa hàng giặt là chỉ cần một biển hiệu chứa đầy đủ thông tin liên lạc của shop là đủ. Đặc biệt, khi mới bắt đầu kinh doanh chưa có lãi, bạn cũng chưa cần đầu tư quá nhiều vào mặt tiền tiệm giặt là.

– Chi phí thuê nhân viên: Với quy mô nhỏ, bạn có thể vừa nhận đơn kiêm giặt là kiêm thu ngân, quản lý. Tuy nhiên, vào thời gian cao điểm đơn gửi nhiều, số lượng kg lớn, bạn sẽ cần nhân viên hỗ trợ. Hoặc đối với chuỗi tiệm giặt là chuyên nghiệp ít nhất có 1-2 nhân viên/cửa hàng. Tiền thuê nhân viên dao động từ 5-6 triệu/tháng.

– Đầu tư nước giặt, nước xả vải

Như vậy, để mở tiệm giặt là khoảng 5-7 máy giặt bạn cần có vốn khoảng 100 triệu trở lên. Còn nếu cửa hàng giặt là phục vụ doanh nghiệp, bạn cần có kế hoạch kinh doanh và số vốn lớn.

mở cửa hàng giặt là

2. Lên kế hoạch giờ làm việc cho tiệm giặt là

Đặc thù của ngành dịch vụ cần hoạt động 7 ngày mỗi tuần, đặc biệt những ngày cuối tuần khi nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao. Dân công sở, sinh viên sẽ tranh thủ gom quần áo, chăn màm để cuối tuần đem đi giặt. Nên mở cửa sớm từ 8h – 21h để tiện cho khách đi làm/đi học sớm có thể ghé vào gửi đồ giặt và buổi tối sau 19h họ vẫn có thể lấy đồ.

3. Kế hoạch chăm sóc khác hàng cửa hàng giặt là

Muốn kinh doanh thành công cần hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để có định hướng cụ thể. Xác định đối tượng khách hàng thông qua mức thu nhập, hành vi tiêu dùng, sở thích thói quen. Về thị trường dịch vụ giặt là có thể chia thành giặt là cao cấp, giặt là bình dân, giặt là dân dụng, giặt là công nghiệp… Tìm hiểu thị trường giặt là theo khu vực kinh doanh cũng chính là để biết được phân khúc khách hàng mà bạn nhắm tới.

  • Nếu như khách hàng bạn hướng đến là học sinh, sinh viên (khu vực gần các trường đại học, cao đẳng) nguồn kinh tế còn hạn hẹp thì giá sẽ khác với hình thức giặt là dân dụng dành cho những hộ gia đình (khu chung cư) bận rộn, thích sự nhanh chóng, tiện lợi thì giá có thể nhỉnh hơn chút.
  • Nếu như khách hàng của bạn là công nhân (khu công nghiệp) thì có thể để giá bình dân, nhanh chóng, giặt với số lượng lớn.
  • Nếu như khách hàng của bạn cao cấp hơn (khu khách sạn) thì giá cả cao hơn chút, đi cùng chất lượng dịch vụ đảm bảo như nhận trả tại khách sạn.

mở cửa hàng giặt là 2

4. Kinh nghiệp quản lý cửa hàng giặt là

Trong quá trình quản lý cửa hàng giặt là, bạn sẽ gặp không ít những khó khăn như:

  • Ghi chép công nợ khách hàng chưa được sát sao. Thậm chí không thể sát sao vì không có công cụ quản lý. Đau đầu vì nhầm lẫn công nợ liên tục, khiến khách hàng phàn nàn?
  • Thường các cửa hàng giặt là kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên những báo cáo doanh thu vẫn phải được làm rõ ràng, minh bạch. Nhưng vấn đề của bạn là không có nhân lực cho điều đó.
  • Thông tin khách hàng luôn phải được ghi chép lại để còn trả hàng cho khách. Nhưng lượng thông tin quá lớn sẽ khiến bạn nhiễu loạn. Tìm mãi cũng chẳng có công cụ nào giúp sức cho vấn đề này?

MISA eShop – Giải pháp quản lý cửa hàng giặt hàng tối ưu tránh thất thoát, sử dụng dễ dàng:

  • Từng khoản công nợ đều được thống kê và lưu trữ rõ ràng trên phần mềm quản lý cửa hàng giặt là MISA eShop. Xem báo cáo doanh thu theo nguồn tiền của khách đưa dễ dàng.
  • Phần mềm có app quản lý trên điện thoại thoại di động, máy tính bảng… nên các anh chị chủ tiệm giặt là quản lý mọi lúc, mọi nơi. Toàn bộ dữ liệu ở báo cáo đều là dữ liệu tại cửa hàng theo thời gian thực.
  • MISA eShop tích hợp với 5Shop – hệ thống quản lý thẻ thành viên và tích điểm điện tử giúp cửa hàng chăm sóc và giữ chân khách hàng hiệu quả.
  • Phần mềm tính tiền giặt là MISA eShop hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt, thanh toán bằng thẻ (nội địa, Visa/Master card,…) mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại tiệm giặt là.

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop linh hoạt, đáng tin cậy được thiết kế đặc biệt đáp ứng các nghiệp vụ quản lý doanh thu và quản lý khách hàng của tiệm giặt là. Giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý tiệm giặt là hiệu quả cùng MISA eShop.

CTA