Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

3872
mua sắm trực tuyến

Theo thống kê, 87% người mua hàng online cho rằng thiết kế của website là yếu tố hấp dẫn, tác động đến quyết định mua sắm của họ. Cùng MISA eShop phân tích hành vi múa sắm trực tuyến của người tiêu dùng kết hoạch kinh doanh hiệu quả.

Đọc thêm:
>> Shop thời trang có nên thiết kế website bán hàng hay không?
>> Làm sao để quản lý website bán hàng đa kênh hiệu quả?

1. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử

Theo Hiệp hội TMĐT  (VECOM), số lượng người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 30,3 triệu người năm 2015 lên 44,8 triệu người. Tỉ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng tăng nhanh – từ 2,8% lên 4,9% chỉ sau 4 năm.

mua sắm trực tuyến photo 1

Tốc độ tăng trưởng các chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2015-2019. Ảnh: VECOM

Người dân cũng sẵn sàng chi tiền để mua sắm qua mạng hơn. Năm 2015, trung bình mỗi người tiêu dùng bỏ ra 160 USD/năm để mua hàng trực tuyến. Con số đó tăng lên 225 USD/năm vào năm 2019. Theo số liệu năm gần nhất (năm 2019), 77% người dùng internet Việt Nam mua trực tuyến ít nhất một lần trong năm.

Trong số các hình thức mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử đang là một kênh rất tiềm năng. Cụ thể, 52% người mua hàng trực tuyến mua qua website thương mại điện tử và 57% mua qua ứng dụng thương mại điện tử di động.

Dù vậy, thanh toán điện tử vẫn gặp nhiều trở ngại với thanh toán trực tuyến. Dù thời gian gần đây, các phương thức thanh toán di động dần trở nên phổ biến (ví điện tử, internet banking, thẻ cào), nhưng 86% số người mua hàng trực tuyến từng sử dụng phương thức COD (ứng tiền) để thanh toán. 90% các đơn hàng qua nền tảng thương mại điện tử chọn thanh toán bằng hình thức COD, người tiêu dùng gần như không sợ “bị lừa” khi nhận hàng.

mua sắm trực tuyến photo 2

Quy trình ship COD

2. Phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam

Nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Việt ưa chuộng là: dịch vụ spa, làm đẹp, nhạc, video, game. 45% số người mua hàng trực tuyến từng mua hàng thuộc về nhóm sản phẩm, dịch vụ này.

Ngoài ra, điều hấp dẫn nhất đối với một khách hàng khi lựa chọn nền tảng mua sắm trực tuyến là thiết kế của website/ứng dụng bán hàng. 87% người mua hàng online quan tâm tới yếu tố đó. Chính sách bảo mật thông tin khách hàng chỉ xếp thứ hai, với tỉ lệ 86%. Yếu tố giá cả xếp cuối cùng, với chỉ 13% người mua sắm trực tuyến quan tâm.

Yếu tố lớn nhất khiến người tiêu dùng lựa chọn một website/ứng dụng để mua hàng qua mạng là bạn bè, người thân giới thiệu trực tiếp (67%). Xem bình luận, đánh giá trên mạng (56%) và xem quảng cáo (30%) lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo.

mua sắm trực tuyến photo 3

Giá cả không phải làm yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng

Tỉ lệ người từng mua sắm online trên các nền tảng,website nước ngoài cũng giảm từ 36% (2018) xuống 30% (2019).

Mặc dù mua sắm trực tuyến đã trở nên tiện lợi hơn trong thời gian gần đây, nhưng nhiều rào cản vẫn tồn tại. Điều đáng lo ngại nhất đối với người tiêu dùng là sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo (72%), thông tin cá nhân bị tiết lộ (58%), giá cả không rõ ràng (42%).

Ở chiều ngược lại, một bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa từng mua sắm trực tuyến. Lí do lớn nhất chính là “mua sắm ở cửa hàng thuận tiện hơn” (55%). Khó kiểm định hàng cũng là một yếu tố khiến người tiêu dùng lựa chọn mua sắm offline (47%). Cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối (11%) không phải là rào cản quá lớn với người tiêu dùng Việt.

Hy vọng với những tổng hợp ở trên sẽ giúp các anh chị bán hàng hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích của người tiêu dùng để có những kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Chúc anh chị kinh doanh thành công!

Đăng ký 15 ngày dùng thử nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop quản lý mọi lúc mọi nơi, tránh thất thoát: 

MISA eShop - Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh