Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Quản lý dòng tiền: Cách cải thiện dòng tiền trong cửa hàng...

Quản lý dòng tiền: Cách cải thiện dòng tiền trong cửa hàng bán lẻ

714

Tiền mặt là vua và dòng tiền chính là mạch máu duy trì sự sống của cửa hàng bạn. Cho phép bạn nhập thêm hàng mới, chi trả các chi phí cố định như thuê mặt bằng, trả lương cho nhân viên và giúp bạn tổ chức các chương trình marketing giới thiệu sản phẩm… Thật không may khi trong năm 2020 đại dịch Covid đã khiến nhiều cửa hàng bán lẻ thời trang, mỹ phẩm, hoa và quà tặng, vật liệu xây dựng, điện thoại điện tử… rơi vào tình trạng khủng hoảng tiền mặt. Cửa hàng bạn không có đủ tiền hoặc phải cắt giảm những chi phí cố định. Bước vào thời kỳ hậu dịch với những kế hoạch khôi phục và tăng trưởng doanh thu, cửa hàng bạn cần phải tìm cách quản lý dòng tiền để thoát khỏi khủng hoảng.

Đọc thêm:
>> Để thu hút khách hàng sau dịch các cửa hàng bán lẻ nên làm gì?
>> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

1. Dòng tiền là gì?

Dòng tiền là lượng tiền vào và ra của cửa hàng bán lẻ. Dòng tiền đầu vào từ khách hàng mua sắm tại cửa hàng và tiền ra thông qua các chi phí kinh doanh như hàng tồn kho, chi phí nhân viên, chi phí vận hành… Dòng tiền ổn định khi đầu vào dồi dào, đầu ra vẫn nằm trong tầm kiểm soát và không lạm phát. Ngược lại, nếu cửa hàng bỏ ra chi phí quá cao trong khi doanh thu và lợi nhuận không đủ để bù đắp lại khiến cửa hàng bạn rơi vào khủng hoảng tiền mặt.

2. Mẹo quản lý tiền mặt sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19

Sau dịch Covid-19, quản lý dòng tiền trở nên vô cùng khó khăn hơn khi tiền vào không như trước. Đây là tình hình chung của hầu hết cửa hàng bán lẻ khi phải tạm ngừng hoạt động. Nếu cửa hàng của bạn đang đối mặt với những thách thức như vậy, đây là một số mẹo để vượt qua cơn bão này:

2.1. Theo dõi lại quỹ tiền và lên kế hoạch kinh doanh

Điều đầu tiên, bạn cần xem các báo cáo bán hàng, tồn kho, doanh thu theo tháng, theo mặt hàng…

  • Quỹ tiền mặt và tiền gửi là bao nhiêu, có đủ để duy trì kinh doanh trong 1 tháng hậu dịch?
  • Hàng tồn kho: Hàng hóa cũng là tiền tại cửa hàng có nên thực hiện các chương trình khuyến mãi thanh lý hàng tồn?
  • Công nợ nhà cung cấp và công nợ khách hàng.

2.2. Cắt giảm chi tiêu không cần thiết nhưng không được bỏ qua marketing

Các chi phí tiếp thị, sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng, xây dựng gian hàng online… là những khoản cần được duy trì và đầu tư. Ngược lại, chi phí theo banner, tổ chức sự kiện, event tại cửa hàng nên được giảm thiểu hoặc loại bỏ, ít nhất trong thời điểm hiện tại.

90% người tiêu dùng sử dụng internet và mua sắm online đã trở thành thói quen thì tiếp thị trực tuyến là một kênh hiệu quả để truyền tải thông điệp sản phẩm tới nhiều khách hàng hơn.

3. Cách quản lý dòng tiền thông minh dành cho người mới kinh doanh

3.1. Xác định rủi ro trong kinh doanh và có sự chuẩn bị

Có nhiều rủi ro liên quan đến việc quản lý và vận hành cửa hàng tại một thời điểm nào đó. Chẳng hạn như nếu đơn hàng với giá trị lớn, khách buôn nhập hoàn hủy thì sao? Khách hàng vẫn còn công nợ phải trả bùng nợ thì sao? Điều gì xảy ra nếu như dịch bệnh bùng nổ phải tạm đóng cửa hàng như dịch Covid-19 vừa qua… Nếu cửa hàng bạn đang sử dụng excel để quản lý dòng tiền, những tao tác thủ công như thêm, xóa cột có thể dẫn đến nhầm lẫn sai sót trong báo cáo cuối tháng.

3.2. Theo dõi hàng tồn kho chính xác

Quản lý hàng tồn kho để xác định mặt hàng nào đang được bán chạy, mặt hàng nào còn tồn đọng nhiều ảnh hưởng đến vốn lưu động của bạn.

3.3. Thực hiện kế hoạch kinh doanh tăng doanh số

Doanh thu thấp đồng nghĩa với nguồn vốn ứ đọng, nguồn tiền đi cao. Do đó cửa hàng bạn cần thu hút khách hàng, kích thích sức mua để tăng doanh số tại cửa hàng. Các cửa hàng bán lẻ cũng nên chú ý cán cân doanh số và chi phí.

3.4. Thực hiện các chương trình giảm giá

Một giải pháp để tăng dòng tiền vào đó là tổ chức các đợt giảm giá cho khách hàng khi giới thiệu sản phẩm mới thanh lý xả hàng. Những hoạt động này khuyến khích khách hàng quyết định mua sắm sớm hơn so với chu kỳ bình thường. Cửa hàng cũng nhanh chóng quay vòng vốn hơn. Cần chú ý sản phẩm có sức mua lớn đối với khách hàng. Tránh tình trạng nhập hàng lỗi mốt, cận date tăng số tồn kho, tồn đọng vốn.

3.5. Triển khai phần mềm quản lý cửa hàng để tự động hóa quản lý dòng tiền

Để kiểm soát dòng tiền hiệu quả, hãy luôn tự hỏi hiện tại số dư tiền mặt và trong tài khoản là bao nhiêu? Dự kiến trong 3 tháng tới số dư sẽ là bao nhiêu? Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi này thì bạn đang “tự buộc mình vào một chuyến đi hoang”. Một cách để kiểm soát tình trạng kinh doanh là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop cập nhât tự động quỹ tiền, báo cáo doanh thu chính xác.

Với hơn 40 báo cáo tổng quan, chi tiết giúp bạn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của cửa hàng ở bất kỳ thời điểm nào. Từ đó dễ dàng đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, nhanh chóng.

a. Theo dõi tình hình bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop cho phép phân tích và so sánh doanh thu bán hàng chi tiết đến từng từng ngày, từng tháng. Các báo cáo được tổng hợp và phân tích theo nhiều tiêu chí giúp quản lý cửa hàng nắm rõ được tình hình bán hàng, thời điểm nào thường đạt doanh thu cao, thời điểm nào doanh thu còn hạn chế, mặt hàng nào bán chạy nhất, chương trình khuyến mại nào có hiệu quả, chương trình khuyến mại nào chưa phù hợp,…

quản lý dòng tiền

Quản lý toàn bộ hóa đơn phát sinh trong ngày tại cửa hàng

b. Theo dõi quỹ tiền

Báo cáo dòng tiền thu, chi thực tế của cửa hàng, chi tiết từng giao dịch thu, chi, số tiền tồn quỹ, số tiền thu được của từng ca làm việc từ đó dễ dàng đối chiếu, kiểm tra sổ sách. Phần mềm cung cấp các báo cáo: Bảng kê biên bản bàn giao, Tình hình thu chi, Chi tiền theo mục chi, Chi tiền theo thời gian

quản lý dòng tiền trên phần mềm

c. Theo dõi và nắm bắt tình hình công nợ

Thông qua các báo cáo công nợ trên phần mềm giúp bạn theo dõi và nắm bắt được tình hình công nợ của khách hàng và nhà cung cấp tại mọi thời điểm. Từ đó có các chính sách thu nợ và trả nợ phù hợp. Danh sách báo cáo công nợ xem trên phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop bao gồm:

  • Công nợ khách hàng: Giúp quản lý cửa hàng theo dõi công nợ phải thu khách hàng để thực hiện thu nợ
  • Công nợ nhà cung cấp: Giúp quản lý cửa hàng theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp để thực hiện trả nợ
  • Công nợ đối tác giao hàng: Giúp quản lý cửa hàng theo dõi công nợ phải trả đối tác giao hàng để thực hiện trả nợ

Anh chị chủ cửa hàng bán lẻ đăng ký dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop trong 15 ngày vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

dung-thu-mshop