Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Tránh những sai lầm sau để không mất tiền khi kinh doanh...

Tránh những sai lầm sau để không mất tiền khi kinh doanh thời trang

948

Kiếm tiền từ kinh doanh thời trang khó, mất tiền khi kinh doanh thì dễ! Bạn có tin không? Bởi có đến 2/3 cửa hàng mới mở sau khi hoạt động một thời gian ngắn thì treo biển “sang nhượng shop”, “thanh lý hàng hóa”… Theo kinh nghiệm của nhiều chủ shop, thắng – thua trong kinh doanh ngành hàng này không còn được tính theo tiêu chí bán được bao nhiêu hàng. Thay vào đó là nhìn vào thời gian… tồn tại của một cửa hàng được mở ra trong bao lâu và bạn đã mất bao nhiêu tiền vào đó mà không thu được 1 đồng lợi nhuận nào. Cùng tìm hiểu những sai lầm khi kinh doanh thời trang để shop của bạn không rơi vào những trường hợp trên.

Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm mở cửa hàng thời trang thiết kế cho người mới bắt đầu
>> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay cho cửa hàng

1. Đầu tư vào những thứ không thực sự cần thiết

Mở shop kinh doanh thời trang, ai cũng cầu toàn mong muốn phải có đầy đủ mọi thứ từ manocanh, giá kệ, đèn trang trí, gương soi, website bán hàng, namecard, ảnh lookbook… muốn cái gì cũng phải hoàn hảo. Do vậy, bỏ khá nhiều vốn đầu tư cùng một lúc. Đây là sai lầm khi kinh doanh thời trang khiến bạn mất tiền mà không hiệu quả.

sai lầm khi kinh doanh thời trang vội đầu tư ban đầu

Mỗi giai đoạn mở cửa hàng lại cần sự đầu tư khác nhau, dựa vào kết quả kinh doanh từng tháng, quý, năm mới có thể cân đối và thực hiện đầu tư. Kinh nghiệm để không mất tiền khi mới kinh doanh thời trang, bạn nên tập trung vào sản phẩm cốt lõi và chất lượng dịch vụ, có thể quảng cáo thương hiệu trên Facebook, không vội đầu tư xây dựng website. Thay vì đồng loạt bán hàng trên nhiều sàn TMĐT, bạn có thể chọn tập trung phát triển một sàn hiệu quả trước.

>> Mở shop thời trang quần áo nam cần chuẩn bị những gì?

2. Nhập hàng với số lượng lớn

Có rất nhiều lý do khiến chủ shop ôm hàng với số lượng lớn:

– Nhà cung cấp, xưởng may yêu cầu số lượng tối thiểu cho mỗi đơn hàng lớn

– Nhập số lượng càng lớn thì sẽ được chiếu khấu cao

– Bạn muốn nhập hàng có sẵn để phục vụ nhu cầu tăng vọt của khách hàng

– Tự bạn nhẩm tính, nếu bán hết số hàng này thì sẽ được lãi cao

Nhưng bạn lại quên mất rủi ro lớn nhất của ngành thời trang là hàng tồn. Hàng tồn dễ bị lỗi mốt, mất giá nhanh, chiếm nhiều diện tích kho chứa, khó thanh lý. So với các ngành khách thì chỉ cần giảm giá sâu là được còn đối với quần áo thời trang khi bị tồn hàng nhiều thì thanh lý giảm giá cũng phải mất 3-4 ngày hoặc 1 tuần, đặc biệt đối với quần áo mùa vụ. Sản phẩm đang tồn đọng đó chính là tiền vốn nhập hàng bạn bỏ ra, không bán được đồng nghĩa với việc bạn đang mất tiền, chưa kể những chi phí thêm vào khi bảo quản sản phẩm.

Kinh nghiệm để không mắc sai lầm khi kinh doanh thời trang cụ thể, khi chuẩn bị một mặt hàng mới nên đánh giá cẩn thận, nhập ít bán từ từ. Thậm chí, bán hàng không có lãi để lấy hàng hàng trong giai đoạn đầu để giảm thiểu tối thiểu các rủi ro.

>> Giải pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả cho shop thời trang

3. Nhập hàng mùa vụ quá sớm

Thời tiết khí hậu miền Nam khá ổn định nên các shop cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nhưng đối với các shop ở miền Bắc khi 4 mùa khá rõ rêt, đặc biệt thời trang hè và thu- đông. Một số shop nhập sẵn số lượng hàng thu – đông mặc dù vẫn còn nắng nóng. Xu hướng thời trang cập nhật liên tục, mẫu nhập hôm nay có thể lỗi thời trong ngày mai. Do vậy khi thời tiết thay đổi thì các shop nhập hàng cũng chưa muộn, không cần ôm hàng sớm. Đảm bảo hàng về trên kệ trước 5-7 ngày là được.

4. Chưa biết cách cân đối giá nhập – giá bán – lợi nhuận

Nhiều shop nhập hàng về giá 100k/sản phẩm, bán 150k/sản phẩm thấy có lãi. Nhưng chưa tính hết những khoản đầu tư khác để sản phẩm đến được tay khách hàng. Do vậy sau khi tính toán doanh thu không thấy lãi đâu mà lại thâm hụt vào vốn.

Giá bán của sản phẩm = 30% khâu sản xuất + 70% tạo nên từ khâu marketing và phân phối. Để bán được sản phẩm có lợi nhuận thì cần có marketing, chăm sóc khách hàng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Khi bán hàng bạn cũng nên tính toán những chi phí này để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

5. Không định hình phong cách riêng cho cửa hàng

Khi mở shop cần định hướng một thị trường gắn với sản phẩm riêng biệt, ví dụ: thời trang nam công sở, thể thao nam, thời trang mẹ bầu, nữ công sở… Tệp khách hàng mục tiêu của bạn càng chính xác và cụ thể thì càng dễ đáp ứng nhu cầu mua hàng, khách hàng cũng dễ nhớ đến tên cửa hàng của bạn. Hãy gạt đi suy nghĩ càng đa dạng mặt hàng doanh thu càng cao. Bởi mặt hàng nào shop cũng làng nhàng, không có điểm nhấn, thiếu sự lựa chon. Hay khi shop có chương trình khuyến mãi, ưu đãi chạy quảng cáo trên Facebook cũng rất tốn kém vì phải tiếp cận tới nhiều người, đôi khi họ không phải là khách hàng tiềm năng.

MISA eShop - Nền tảng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh

Ví dụ, nếu bạn định phát triển thời trang nam, có thể nghiên cứu những ngách nhỏ như chuyên quần áo, giày, đồ lót, hàng ngoại cỡ, công sở… Trong kinh doanh để không để mất tiền nên tập trung phát triển một sản phẩm mũi nhõn còn hơn đa dạng hàng hóa, hãy nhớ đến phương châm “khác biệt hay là chết”.

6. Mải chạy đua giá cả với đối thủ

Có ai đó từng nói rằng “Tư duy sao chép sẽ dẫn đến chiến lược cạnh canh giá. Tư duy khác biệt sẽ dẫn đến chiến lược thương hiệu bền vững”. Nhiều shop thường dùng hình thức giảm giá sản phẩm so với đối thủ để thu hút khách hàng và tự hào nghĩ shop mình có lợi thế là giá cả sản phẩm rẻ. Đây là sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh thời trang. Việc giảm giá sâu sản phẩm đồng nghĩa với việc bán hàng không lợi nhuận, vô hình chung tự hạ thấp giá trị thương hiệu.

sai lầm khi kinh doanh thời trang cạnh tranh về giá

Khách hàng, bỏ tiền ra mua một món hàng, sở hữu sản phẩm là một phần, họ còn mua niềm tin, sự tư vấn và giá trị thương hiệu. Cùng một sản phẩm, họ sẵn sàng trả thêm tiền để mua ở shop uy tín, dịch vụ tốt hơn, các sản phẩm cao cấp bởi khách hàng có tiền sẽ coi trọng trải nghiệm mua sắm hơn sản phẩm rất nhiều.

Xu hướng kinh doanh thời trang khởi nghiệp trong thời gian gần đây thu hút rất nhiều người tham gia, cửa hàng hay các shop online “mọc như nấm sau mưa”. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đi đưa ra quyết định của mình. Đồng thời, nghiên cứu những cơ hội và thách thức mặt hàng bạn kinh doanh mang tới. Chúc các bạn kinh doanh thành công!