Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức 6 Yếu tố tác động đến ngành thời trang Việt Nam 2019

6 Yếu tố tác động đến ngành thời trang Việt Nam 2019

11189
Yếu tố tác động đến ngành thời trang Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam vốn đã tồn tại và hiện hữu từ rất lâu, nhưng các thương hiệu thời trang Việt Nam thì dường như vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Những yếu tố nào tác động đến ngành thời trang Việt Nam trong năm 2019? Hãy cùng MISA eShop điểm qua trong bài viết dưới đây.

1. Sự đổ bộ của nhiều thương hiệu thời trang lớn tạo nên những xu hướng thời trang mới

Việt Nam đã lọt vào tầm ngắm của các ông lớn thời trang. Trước đây, khi muốn mua hàng hiệu, người tiêu dùng phải order những món hàng này từ nước ngoài và phải vất vả khó khăn tìm cách vận chuyển chúng về Việt Nam, thì hiện nay, hàng hiệu tự tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều. Hàng loạt những thương hiệu lớn như Zara, H&M, OVS, SOWON,… lần lượt đổ bộ vào thị trường tiềm năng béo bở này.

Yếu tố tác động đến ngành thời trang Việt Nam

Hàng loạt những thương hiệu thời trang lớn đổ bộ vào Việt Nam

Các thương hiệu ngoại sẽ gây nên sức ép không nhỏ cho ngành thời trang Việt Nam. Sự thành công của Zara tại Việt Nam chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Zara thâm nhập thị trường Việt Nam từ ngày 8/9/2016 với cửa hàng đầu tiên tại Vincom Đồng Khởi, một trong những địa điểm mua sắm sầm uất nhất Sài Thành. Kết thúc năm 2016, sau chưa đầy 4 tháng kinh doanh, Zara Việt Nam đạt doanh thu 321 tỷ đồng, điều không tưởng đối với các thương hiệu bán lẻ quốc tế khi mới kinh doanh trên thị trường mới. Đến năm 2018, doanh thu của Zara đã tiếp tục tăng trưởng 133% với cùng kỳ lên gần 950 tỷ đồng, tương đương gần 5,3 tỷ đồng/ ngày.

Thương hiệu thời trang này liên tục cập nhật những mẫu mã mới, bắt kịp theo xu hướng, thu hút được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

Các thương hiệu thời trang Việt Nam cũng đang dần khẳng định được uy tín và chất lượng trong tâm trí của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, để không bị “lép vế” trước hàng loạt những thương hiệu thời trang đình đám thế giới, các thương hiệu Việt cần học hỏi và đưa ra những chiến lược về giá, cải tiến về chất lượng sản phẩm và cập nhật nhanh các xu hướng thị trường để thu hút và tạo niềm tin với khách hàng, đánh vào tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” của người tiêu dùng.

2. Thời trang giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan,.. đổ về ảnh hưởng đến xu hướng thị trường

Không chỉ chịu sức ép từ các thương hiệu thời trang đình đám, các mặt hàng thời trang giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan đổ về cũng tạo nên những áp lực không nhỏ đối với ngành thời trang Việt Nam. Có mức giá chỉ bằng một nửa, thậm chí chỉ bằng một phần ba, với mẫu mã tương tự hoặc thậm chí là y hệt, các mặt hàng Trung Quốc, Thái Lan thu hút được một số lượng không nhỏ những khách hàng nhạy cảm về giá. Hơn nữa, hiện nay, việc bán hàng online đang ngày càng được ưa chuộng, các sàn thương mại điện tử hỗ trợ khách hàng được tạo ra ngày càng nhiều, khách hàng nhìn qua mạng sẽ khó phân biệt được chất lượng thật của hàng hóa họ mua. Chính vì thế, họ sẽ có ưu tiên nhất định đối với những mặt hàng thời trang có mức giá rẻ hơn.

3. Nhu cầu tiêu dùng thời trang ngày càng tăng cao tác động trực tiếp đến ngành thời trang Việt Nam

Theo kết quả khảo sát, khách hàng có xu hướng tiêu dùng các mặt hàng thời trang bình quân 2 lần mỗi tháng. Khi kinh tế phát triển, đời sống và mức sống của người dân tăng cao. Vì vậy họ ngày càng quan tâm, chau chuốt cho vẻ bề ngoài, sức mua các mặt hàng thời trang cũng theo đó mà tăng lên.

Nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang càng ngày càng tăng cao

Nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang càng ngày càng tăng cao

Nhu cầu tăng và yêu cầu của khách hàng cũng tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, uy tín của thương hiệu hơn là mặt giá cả. Chính vì thế, để không bị các ông lớn ngoại quốc vượt mặt, thời trang Việt muốn khẳng định được mình cần phải chăm chút cho hình ảnh của thương hiệu, kiểm soát kỹ chất lượng của sản phẩm.

Nhu cầu tiêu dùng thời trang tăng chính là đòn bẩy giúp cho các thương hiệu thời trang trong nước chuyển mình vùng dậy.

4. Tâm lý “sùng hàng ngoại” của người dân Việt Nam gây cho ngành thời trang Việt Nam những khó khăn không nhỏ

Tâm lý “sính ngoại” chính là một trong những lý do khiến hàng Việt thất thế. Người Việt vẫn chưa bỏ được suy nghĩ hàng ngoại là hàng tốt, chỉ hàng ngoại mới đảm bảo chất lượng. Nên thậm chí là hàng ngoại đắt hơn gấp hai gấp ba lần thì thực tế người tiêu dùng vẫn lựa chọn mua nhiều hơn các mặt hàng nội địa.

Đối với các mặt hàng thời trang cũng vậy. Khi thời trang ngoại đổ bộ vào thị trường Việt ngày càng nhiều, những chiến lược giá khôn khéo được đưa ra, kèm theo đó là tâm lý sùng hàng ngoại của người dân, rất dễ khiến các thương hiệu thời trang Việt Nam rơi vào vòng nguy hiểm.

Trước tình hình đó, để ngành thời trang Việt Nam có được chỗ đứng trong thị trường trong nước, cần phải tuyên truyền tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” và “hàng Việt Nam vẫn đảm bảo được chất lượng tốt, thậm chí là tốt hơn rất nhiều so với hàng ngoại” đến với người tiêu dùng. Thay đổi nhận thức của người dân sẽ tạo được lợi thế không nhỏ cho ngành thời trang trong nước.

5. Sự bùng nổ của công nghệ tác động lớn đến ngành thời trang Việt Nam

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, người tiêu dùng hiện nay đang ngày càng có xu hướng mua sắm online trên facebook, instagram, các sàn thương mại điện tử,… nhiều hơn là đến trực tiếp các cửa hàng. Theo thống kê, vào năm 2018 đã có hơn 1.875 cửa hàng bán lẻ thời trang đóng cửa do sự thay đổi trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng mua sắm online ngày càng nhiều

Người tiêu dùng mua sắm online ngày càng nhiều

Điều này tác động không nhỏ vào ngành thời trang Việt Nam năm 2019. Ngoài việc kiểm soát và kiểm định chất lượng cho các sản phẩm được sản xuất, các thương hiệu thời trang cũng cần quan tâm hơn đến việc xây dựng các cách tiếp cận online, triển khai thêm các kênh bán hàng online để thu hút khách hàng.

6. Các hiệp định tự do thương mại được ký kết, thuận lợi cho thời trang Việt Nam xuất khẩu

Việt Nam đã kết thúc đàm phán hàng loạt các hiệp định tự do thương mại với nhiều đối tác lớn như 11 quốc gia thành viên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay với các quốc gia châu Âu qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU vào năm 2015.  Đây là đòn bẩy phát triển kinh tế hiệu quả, mở đường cho ngành hàng may mặc của Việt Nam tiến vào các thị trường lớn trên thế giới.

6 yếu tố trên vừa tạo nên nhiều cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với ngành thời trang Việt Nam trong năm 2019. Hãy cùng chờ đợi xem thời trang Việt sẽ bứt phá như thế nào trong năm 2019!