Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm “sống còn” kinh doanh cửa hàng tiện lợi

Kinh nghiệm “sống còn” kinh doanh cửa hàng tiện lợi

816

Cửa hàng tiện lợi từ lâu đã không còn xa lạ với người Việt Nam và đang dần trở nên có sức hút mạnh mẽ. Theo thống kê vào tháng 3/2021, có khoảng hơn 4.000 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Mô hình kinh doanh này được dự đoán sẽ trở thành xu hướng cho các năm tới và là mảnh đất màu mỡ cho các nhà bán lẻ. Vậy, kinh doanh cửa hàng tiện lợi nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả? MISA eShop đã giúp bạn đúc kết những kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện lợi trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của mô hình cửa hàng tiện lợi

Các chuỗi siêu thị như Vinmart, Circle K, Ministop,… là điển hình cho minh chứng kinh doanh cửa hàng tiện lợi là rất thành công và chúng đang dần thay đổi bộ mặt của thị trường bán lẻ ở Việt Nam.

Để việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi, bạn cần phải nắm rõ những điểm quan trọng của mô hình này và các khoản chi cho các dịch vụ của cửa hàng như: tiền điện, nước, Internet, mua nước giải khát, thực phẩm,… 

Cửa hàng tiện lợi Circle K rất được ưa chuộng tại Việt Nam
  • Khác với siêu thị, cửa hàng tiện lợi không cần vốn hay diện tích quá lớn. Bạn chỉ cần một nguồn vốn vừa đủ cùng kế hoạch chi tiêu đầu tư hợp lý là có thể phát triển mô hình này rồi.
  • Yêu cầu tiên quyết của một cửa hàng tiện lợi là phải cung cấp đủ và đa dạng các loại sản phẩm cho người dùng; chăm sóc tốt nhất cho khách hàng.
  • Cửa hàng tiện lợi luôn có một ưu thế so với các loại hình khác là kinh doanh 24/24. Đây cũng chính là một điểm cộng giúp mô hình này trở nên được ưa chuộng hơn.
  • Một điểm sáng khác giúp cho nơi đây được nhiều người chú ý đến là việc khách hàng có thể tự do tìm và sử dụng sản phẩm họ cần dùng ngay tại thời điểm đó. Ví dụ với những khách mua đồ ăn liền như mì tôm, thay vì phải về nhà nấu lên rồi rửa bát, họ có thể ăn và dùng tại chỗ mà không mất thêm phí. Thật là tiện lợi đúng không!
Hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi rất đa dạng giúp tiết kiệm thời gian của khách hàng

2. Những mô hình cửa hàng tiện lợi có thể đem về lợi nhuận cao

  • Mô hình cửa hàng mẹ và bé 

Có thể nói, đây là mô hình mang về doanh thu cũng như lợi nhuận nhiều nhất cho các nhà đầu tư. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong những năm gần, sức khỏe của mẹ bầu và các bé luôn được quan tâm hết mực, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Vì vậy, kinh doanh cửa hàng mẹ và bé đã trở thành xu hướng kiếm tiền của nhiều người. 

Các cửa hàng mẹ và bé đang phát triển với tốc độ chóng mặt
  • Mô hình siêu thị mini

Đây là mô hình kinh doanh được quan tâm nhiều nhất. Bởi lượng khách hàng mà nó nhắm đến vô cùng khổng lồ, đầy tiềm năng và dễ sinh lời. Tuy nhiên, để bắt đầu với mô hình này, bạn phải có một số vốn kha khá, bởi những ông lớn như Vinmart, Bách hóa xanh đều là những “kẻ có tiền” trong lĩnh vực này.

Siêu thị mini không còn xa lạ với nhiều người

3. Những kinh nghiệm cần trang bị trước khi kinh doanh cửa hàng tiện lợi 

3.1. Chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc buôn bán sản phẩm. Chắc hẳn chúng ta đều biết, lựa chọn vị trí ngay trung tâm, gần khu dân cư đông đúc, trường học, bệnh viện chắc chắn sẽ là vị trí “ăn tiền”. Tuy nhiên, còn một vài quy tắc cần lưu ý khi chọn địa điểm cho cửa hàng:

  • Cửa hàng không cần có diện tích quá lớn
  • Tập trung tìm kiếm mặt bằng ở khu có nhiều người trẻ, thanh niên sinh sống
  • Tránh những nơi đã có siêu thị và chợ truyền thống
  • Tìm hiểu khả năng tiếp cận cửa hàng của khách hàng và khu vực để xe
  • Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý

3.2. Chọn hàng hóa buôn bán

Đối với các chủ cửa hàng, các bạn nên tìm hiểu về khu vực xung quanh cửa hàng của mình để chọn được loại hàng phù hợp để kinh doanh. Ví dụ gần cửa hàng của bạn là trường học, hãy ưu tiên các loại bánh nhỏ với giá thành thấp, vừa dễ bán và vừa bán được nhiều; nếu gần khu dân cư, hãy cân nhắc các và chú trọng vào các mặt hàng tươi sống, đồ ăn nhanh, đồ ăn liền tiện lợi.

Hàng hóa nên được lựa chọn phong phú
Hàng hóa nên được lựa chọn phong phú

Xu hướng sử dụng bây giờ của người tiêu dùng là “tiền nào của nấy”, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Vì vậy, bên cạnh việc chọn mặt hàng phù hợp để kinh doanh, hãy chú ý tới nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. 

Xem thêm: Các mặt hàng tạp hóa thiết yếu bán chạy nhất hiện nay

3.3. Tính toán kỹ lưỡng các loại chi phí

Việc xác định rõ ràng, lên kế hoạch cẩn thận cho nguồn vốn đầu tư sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán lợi nhuận, doanh thu của cửa hàng. Các chi phí cần có để đầu tư một mô hình cửa hàng tiện lợi sẽ bao gồm:

  • Phí mặt bằng (100-250 triệu đồng/năm)

Cửa hàng tiện lợi phục vụ 24/24 và gần như hoạt động tất cả các ngày trong năm. Vì vậy, chọn một mặt bằng có vị trí tốt sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Mặt bằng chỉ 50m2 hiện nay đã có giá 10-15 triệu đồng/ tháng, nếu bạn chọn loại có diện tích rộng hơn, giá mặt bằng có thể lên tới 20 triệu đồng/tháng và thậm chí là cao hơn.

  • Phí nhập hàng (khoảng 200 triệu)

Sẽ thật lý tưởng nếu trường hợp của bạn đã có sẵn mặt bằng. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản lớn. Vì thế hãy đầu tư vào sự đa dạng của các sản phẩm. Càng nhiều mặt hàng phong phú liên quan tới đồ hộp, nước giải khát, thức ăn sẵn, mỹ phẩm,… sẽ càng thu hút nhiều người dùng, đặc biệt là giới trẻ.

  • Phí thiết kế không gian (khoảng 50 triệu) 

Cửa hàng càng được thiết kế tỉ mỉ, đầu tư sẽ càng nhận được nhiều sự chú ý của khách hàng. Đặc biệt là với cửa hàng tiện lợi, việc trang bị các thiết bị thông minh như máy quét mã vạch, quẹt thẻ, hệ thống an ninh chống trộm,… sẽ là một điểm cộng rất lớn.

Cửa hàng tiện ích với không gian đẹp cũng sẽ thu hút ánh nhìn của khách hàng
  • Phí thuê nhân viên (khoảng 15 triệu)

Nếu cửa hàng của bạn nhỏ thì có thể bạn sẽ không cần đến khoản phí này vì bạn có thể tự quản lý và kinh doanh. Còn với các cửa hàng tầm trung hoặc lớn hơn, bạn sẽ cần các nhân viên phụ trách để đảm bảo an toàn cũng như phục vụ khách hàng chu đáo. Tùy theo số lượng nhân viên mà số tiền này có thể dao động trong mức trên. 

Nhân viên là yếu tố không thể thiếu của mỗi cửa hàng

Ngoài các phí bắt buộc trên, bạn phải tính thêm các phí phát sinh khác. Đơn giản như tiền mua thiết bị tính tiền in hóa đơn cho cửa hàng tiện lợi, chi phí khuyến mãi đợt khai trương ban đầu,… Tùy trường hợp mà phí này nằm trong mức 5-10 triệu đồng/tháng.

4. Những yêu cầu khi mở cửa hàng tiện lợi

Để việc mở bán được thuận lợi hơn, chủ cửa hàng cũng như nhà đầu tư nên chuẩn bị kỹ lượng 2 yêu cầu dưới đây:

4.1. Thủ tục pháp lý

Đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi, cần đảm bảo sở hữu đầy đủ các giấy phép bắt  buộc để được hợp pháp hóa việc kinh doanh.

  • Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm: cơ quan kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ ngày đăng ký giấy phép. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người đến trực tiếp các cơ sở để khảo sát và kiểm tra để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá: hồ sơ sau khi được gửi đến Phòng Công thương cấp quận/huyện nơi cửa hàng mở sẽ được xét duyệt sau 15 ngày và được tiến hành kiểm tra sản phẩm để cấp chứng nhận.
  • Giấy phép buôn/bán lẻ rượu: trong thời hạn 10 ngày, cơ quan thẩm định sẽ xem xét và cấp giấy nếu hợp lệ. Trường hợp từ chối được cấp phải lý giải rõ nguyên nhân bằng văn bản.
  • Giấy chứng nhận phòng cháy – chữa cháy: cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy các cấp quận/huyện hoặc tỉnh sẽ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký của cửa hàng của bạn. 

Xem thêm: Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh hay không?

4.2. Kế hoạch mở bán

  • Chọn địa điểm mở bán: cân nhắc những khu dân cư đông đúc, gần các trường học, bệnh viện. 
  • Tính toán chi phí: nếu nguồn vốn của bạn có hạn, bạn hãy set up một khoản chi phí cố định mà cửa hàng của bạn buộc phải có như:
    • Phí thuê mặt bằng
    • Phí nhập hàng
    • Phí quản lý cửa hàng
    • Phí nhân công
    • Phí dụng cụ, trang thiết bị
  • Tham khảo đồ dùng, nội thất cho cửa hàng: thực ra, chi phí cho thiết bị khi mở cửa hàng tiện lợi sẽ không quá nhiều và bạn thường chỉ cần mua một lần. Các thiết bị đó sẽ bao gồm:
    • Tủ lạnh
    • Kệ để đồ
    • Quầy thức ăn nhanh
  • Nguồn hàng: việc chọn các nguồn cung cấp uy tín, chất lượng cũng là một cách giúp cho cửa hàng của bạn giữ chân khách hàng. Bạn có thể mua sỉ từ các nhà cung cấp lớn như siêu thị, hay đại lý thương hiệu mà bạn muốn hợp tác.
  • Dự toán lợi nhuận, lỗ lãi: một bản kế hoạch kinh doanh hợp lý chắc chắn sẽ phải chỉ ra được mức độ lời, lãi sau khi kinh doanh như thế nào. Bạn nên lập bảng ma trận SWOT để phân tích các điểm yếu, điểm mạnh cũng như các cơ hội và thách thức đang gặp phải. Sau đó đưa ra chiến lược phù hợp để phát triển cửa hàng của mình.
  • Quản lý bán hàng: với bất kỳ mô hình kinh doanh nào thì đây cũng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Không những theo dõi việc thanh toán, xuất hóa đơn, đổi trả hàng cho khách mà còn phải xử lý hàng tồn kho mà không gây thất thoát. Các chủ cửa hàng có thể quản lý bằng các phần mềm quản lý bán hàng để giải quyết được các vấn đề nhanh chóng, chính xác.

5. Những lưu ý khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng tiện lợi

5.1. Kinh nghiệm quản lý nhân viên cửa hàng tiện lợi

  • Việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi thường sẽ cần từ 3 – 4 nhân viên quản lý xoay ca. 
  • Chủ cửa hàng nên theo dõi nhân viên thường xuyên để nắm bắt được tác phong làm việc cũng như những biểu hiện bất thường để tránh bị thất thoát không đáng về sau.

5.2. Kinh nghiệm quản lý hàng hóa cửa hàng tiện lợi

  • Quản lý kho, hàng hóa nên được xếp theo chuẩn FIFO, vừa khoa học, vừa gọn lại dễ tìm
  • Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo chất lượng
  • Với hàng sắp hết hạn, có thể sale vào những khung giờ nhất định để thu hút khách hàng và đẩy hàng tồn đi

5.3. Kinh nghiệm lựa chọn phần mềm quản lý tính tiền cửa hàng tiện lợi 

Nên chọn những phần mềm đến từ các nhà phát triển uy tín. Phần mềm phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản: 

  • Tải nhanh, dễ thao tác
  • Tích hợp tính toán tự động
  • Có thể dùng trên nhiều thiết bị
  • Lưu trữ mọi giao dịch sau khi thanh toán
  • Bảo mật thông tin người dùng
  • Báo cáo thống kê chi tiết, rõ ràng

MISA eShop là một trong những phần mềm chuyên nghiệp, được đánh giá cao bởi khả năng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý – bán hàng tại cửa hàng tiện ích.

Các sản phẩm trong cửa hàng tiện ích như mỳ ăn liền, sữa chua, bánh mỳ…. với hạn sử dụng, giá bán khác nhau. Khi kiểm kê, nhập dữ liệu hàng hóa, bạn có thể khai báo trên phần mềm đầy đủ thông tin bao gồm: tên sản phẩm, giá bán, nhóm hàng, số lượng, màu sắc, size (mini, fullsize), số lô, hạn dùng (hạn sử dụng – HSD). Nhân viên bán hàng cũng dễ dàng tra cứu thông tin và báo giá sản phẩm khi có khách hàng hỏi.

Sử dụng phần mềm tính tiền tạp hóa MISA eShop dễ dàng nắm bắt được mặt hàng nào sắp hết, mặt hàng nào cận ngày hết hạn để có thể nhập thêm hàng hoặc triển khai khuyến mãi, trưng bày sản phẩm tại nơi dễ thấy nhất.

Trên phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi MISA eShop, mỗi nhân viên được cấp một tài khoản đăng nhập, bạn có thể phân quyền  cho nhân viên phù hợp với vị trí. Dễ dàng kiểm soát mọi thao tác của nhân viên thông qua nhật ký hoạt động.

Một ưu điểm nổi bật khác, phần mềm hỗ trợ cửa hàng tiện lợi của bạn thanh toán bằng nhiều hình thức như thẻ tín dụng, thẻ ATM hay tiền mặt, ví điện tử (MOMO, ViettelPay), giúp hoạt động thanh toán hiện đại, chuyên nghiệp hơn.

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi MISA eShop tại đây:

CTA

6. Tổng kết

Hy vọng với những thông tin và kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện lợi mà MISA eShop vừa chia sẻ sẽ giúp bạn trang bị được thêm cho mình những thông tin cần thiết cho việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi. 

Để được tư vấn về phần mềm quản lý và các thiết bị tính tiền in hóa đơn chuyên nghiệp cho cửa hàng tiện ích, bạn có thể truy cập website eshop.misa.vn hoặc liên hệ hotline: 090 488 5833 để được tư vấn sớm nhất nhé! Chúc bạn kinh doanh thành công! 

đăng ký dùng thử