Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ đơn đi vù vù...

Chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ đơn đi vù vù bứt phá doanh thu

1081

Năm 2020, ngành bán lẻ toàn cầu đã trải qua những thay đổi khi thói quen mua sắm của khách hàng chuyển từ offline sang online vì đại dịch Covid – 19. Nhiều chuỗi cửa hàng đã phải thay đổi chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ để mang đến trải nghiệm mua sắm độc đáo cho người tiêu dùng của họ. Chủ yếu hướng đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, theo báo cáo thương mại điện tử chiếm 14% doanh số bán lẻ toàn cầu. Con số này dự kiến ​​sẽ đạt 22% vào năm 2023. Chứng tỏ phần lớn doanh thu bán lẻ đến từ những khách hàng ghé thăm các cửa hàng và mua hàng ở đó, có nghĩa mua sắm trực tiếp tại các chuỗi cửa hàng vẫn cao.

Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ cần linh hoạt và thông minh hơn. Ngoài việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng niềm tin vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, chuỗi cửa hàng bán lẻ có thể làm gì để khuyến khích khách hàng mua hàng của bạn?

Trong bài viết này, MISA eShop cung cấp cho bạn một số mẹo có thể cải thiện chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ!

1. Chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ là gì?

Chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ là quá trình doanh nghiệp quảng bá hàng hóa và dịch vụ đến nhóm khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng lòng tin và tạo ra doanh số bán hàng.

Về cơ bản, chuỗi cửa hàng bán lẻ giúp khách hàng có thể tìm thấy hàng hóa mà họ đang tìm kiếm và mua chúng ở một nơi (tại cửa hàng hoặc trên các kênh online). Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, các chiến lược marketing chuỗi cửa hàng của bạn cần nổi bật trên thị trường. Trong hầu hết các trường hợp, các chuỗi cửa hàng bán lẻ thường tung ra các quảng cáo bắt mắt thu hút khách hàng tiềm năng của họ.

Ngày nay, có nhiều cách để nhà bán lẻ có thể tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Ví dụ: bạn có thể tập trung vào tiếp thị truyền thống (ví dụ: quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo, gọi điện thoại) hoặc tiếp thị kỹ thuật số (ví dụ: Câu chuyện trên Instagram , Quảng cáo Facebook, quảng cáo video). Tất cả những hoạt động marketing này có thể khiến khách hàng chú ý đến doanh nghiệp của bạn và mua hàng của bạn.

Vai trò của chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ:

  • Gia tăng trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng
  • Nâng cao hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận bán hàng
  • Phát triển thương hiệu bền vững

2. Phân tích chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ 4P 

2.1. Sản phẩm (Product)

Tất nhiên, đóng vai trò quan trọng của chuỗi cửa hàng bán lẻ là sản phẩm. Trước tiên, bạn cần có một sản phẩm thực tế để bán trước khi đưa ra các chiến lược marketing của mình. Sản phẩm có thể từ xưởng tự sản xuất hoặc doanh nghiệp/chuỗi cửa hàng nhập từ đối tác khác.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ nên xác định 2 nhóm hàng hóa chính:

  • Loại đầu tiên là hàng hóa cứng (còn được gọi là lâu bền) như đồ gia dụng hoặc điện tử.
  • Sau đó, mặt hàng thứ hai là hàng hóa mềm như quần áo hoặc mỹ phẩm (thiết yếu hàng ngày).

Tất nhiên, chuỗi cửa hàng bán lẻ của bạn có thể kết hợp kinh doanh 2 nhóm hàng hóa này. Ngoài ra, bạn phải tìm cách xem khách hàng mục tiêu, người tiêu dùng đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

2.2. Giá (Price)

Bạn không thể khởi động bất kỳ chiến lược marketing bán hàng nếu không cho khách hàng biết giá sản phẩm. Theo thống kế, 78% người tiêu dùng dành nhiều thời gian để nghiên cứu thương hiệu hoặc sản phẩm trực tuyến hơn là ở cửa hàng. Điều này có nghĩa là họ có thể đang so sánh giá của các sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp trước khi quyết định nơi họ sẽ mua hàng.

Vậy làm thế nào để định giá cho một sản phẩm? Ngoài giá trị của sản phẩm nên tính đến chi phí cung ứng, chiết khấu và so sánh với giá của đối thủ cạnh tranh. Chủ chuỗi cửa hàng nên quyết định thời điểm và liệu việc giảm giá có phù hợp với sản phẩm họ đang bán hay không.

Đương nhiên, hàng hóa giảm giá có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn và tạo ra doanh số bán hàng.

Tham khảo các chiến lược định giá sau:

  • Định giá theo tâm lý : Nhiều nhà bán lẻ đặt giá với số lẻ được khách hàng cho là thấp hơn thực tế. Giả sử: chiếc váy được sale còn 99k thay vì để 100k sẽ thu hút khách hàng hơn.
  • Định giá cạnh tranh : Các nhà bán lẻ đặt giá dựa trên mức tính phí của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Định giá cao/thấp : Giá ban đầu được đặt cao hơn. Tuy nhiên, càng về sau, giá càng giảm khi chu kỳ sống của sản phẩm đến giai đoạn suy giảm.
  • Giá thấp mỗi ngày: Chiến lược Giá thấp mỗi ngày được nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng để thu hút người tiêu dùng bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn thường xuyên mà không cần đợi đến sự kiện giảm giá.

2.3. Địa điểm (Place)

Yếu tố thứ 3 trong chiến lược marketing 4p cho chuỗi cửa hàng là địa điểm – vị trí cửa hàng hoặc nền tảng, kênh bán hàng mà khách hàng mục tiêu tiếp cận tới sản phẩm của bạn. Có thể chuỗi cửa hàng của bạn có hàng hóa tốt nhất, giá cả hợp lý nhưng chúng không thể tiếp cận được với khách hàng của bạn thì cũng không bán được hàng, không có doanh thu.

Vị trí chuỗi cửa hàng bán lẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu bán hàng. Ví dụ, khách hàng của chuỗi thời trang Today’s có nhiều địa điểm mua sắm hơn: tại cửa hàng hoặc mua sắm trực tuyến. Nếu mua sắm tại cửa hàng, khách hàng của họ có chỗ để xe rộng rãi.

2.4. Khuyến mãi (Promotion)

Khuyến mại là yếu tố cuối cùng của chiến lược marketing 4P dành cho chuỗi cửa hàng. Đây là yếu tố để các nhà bán hàng quảng bá mạnh mẽ về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ . Đó là tất cả về giao tiếp với khán giả mục tiêu của bạn và khơi dậy sự quan tâm của họ đến những gì bạn cung cấp.

Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh của chuỗi siêu thị Vinmart – “ông trùm” bán lẻ thị trường Việt Nam

3. 5 mẹo trong chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ không thể bỏ qua

3.1. Sử dụng linh hoạt các kênh marketing trực tuyến 

Một trong những chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ phù hợp với mọi sản phẩm, dịch vụ chính là truyền thông xã hội. Các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên thế giới đã áp dụng thành công khi tiếp thị quảng cáo trên Baidu, Google, sàn thương mại điện tử…

Tại Việt Nam hiện có ba nền tảng mạng xã hội hỗ trợ quảng bá thương hiệu tuyệt vời: Facebook, Instagram, Zalo.

Chiến lược marketing trên Facebook

Bí quyết để các chuỗi cửa hàng bán lẻ khai thác thị trường khách hàng trên Facebook là gì? Đầu tiên là tạo Fanpage, Facebook MarketingPlace quảng bá thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ. Sau đó là xây dựng các group, seeding hội nhóm để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới tệp khách hàng mục tiêu.

Chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ trên Facebook được thực hiện thông qua các bài viết, hình ảnh, video đăng tải trên Fanpage. Fanpage càng nổi tiếng thì lượng người tiêu dùng theo dõi càng lớn.

Ngoài ra, nên có kế hoạch ngân sách để chạy quảng cáo để tiếp cận tới nhiều khách hàng và gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công. Đọc thêm Giảm chi phí quảng cáo Facebook tới hơn nửa chỉ với 7 thủ thuật sau. 

Chiến lược marketing trên Zalo 

Zalo là mạng xã hội được biết đến với tính năng nhắn tin nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra còn có Zalo OA – tạo trang doanh nghiệp. Do đó bạn nên sử dụng Zalo vừa để bán hàng vừa là kênh giữ chân và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Dựa trên tính năng Broadcast Zalo (nhắn tin miễn phí) giúp các nhà kinh doanh tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Ngoài ra thì bạn sẽ không cần phải chi trả bất kỳ khoản phí nào cho các hoạt động quảng bá thương hiệu tại Zalo shop.

Khai thác thị trường Zalo Ads (Zalo quảng cáo) giúp đơn vị của bạn ít gặp đối thủ cạnh tranh. Hình thức đơn giản như Zalo Official Account, quảng cáo hàng hóa, liên kết đến Website đều giúp doanh nghiệp bán lẻ nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.

Chiến lược marketing trên Instagram 

Instagram đã và đang là một trong những mạng truyền thông xã hội thịnh hành nhất. Vì thế, việc xây dựng một cộng đồng khán giả trên nền tảng này là một ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ thương hiệu lớn hay nhỏ nào. Tuy nhiên, để tạo ra được một tài khoản Instagram hấp dẫn, cần một nền tảng vững chắc.

Mỗi doanh nghiệp đều có đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Trước hết phải hiểu rõ khán giả của bạn là ai và thu hút sự chú ý của họ bằng cách nhận biết chính xác khi nào họ sẽ sử dụng ứng dụng đó. Các bạn có thể tìm hiểu thêm Bí quyết phát triển hình ảnh thương hiệu trên Instagram triệu follow.

Hình thức Marketing bán lẻ trên Instagram được triển khai thông qua tính năng Stories. Bạn có thể đăng tải hình ảnh sản phẩm lên Stories để truyền tải thông điệp quảng bá thương hiệu. Mỗi bài viết tại đây chỉ có hiệu lực trong vòng 24h đồng hồ. Sau đó thì bạn cần tiếp tục cập nhật các Stories khác để cập nhật điều mới mẻ lô cuốn khách hàng. Ngoài ra, có thể tạo các tin nổi bật để lưu giữ những tin hàng ngày.

Đừng quên sáng tạo hashtag trực quan, ngắn gọn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn để khách hàng dễ nhớ đặc điểm nổi bật.

3.2. Hợp tác tiếp thị

Hoạt động marketing hợp tác tiếp thị là cung cấp sản phẩm đến với số lượng lớn khách hàng thông qua những mối quan hệ với các cửa hàng/doanh nghiệp/đơn vị cùng bày bán hàng hóa tại khu vực. Hình thức marketing hợp tác tiếp thị giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn, gia tăng độ nhận diện thương hiệu trước các khách hàng tiềm năng.

Có nhiều hình thức truyền thông thương hiệu thông qua hợp tác tiếp thị trên thị trường hiện nay. Bạn có thể gửi tặng mã giảm giá đến đối tác và nhận về những thứ tương tự.

Các cửa hàng cùng quảng cáo bằng email marketing để nâng cao tần suất xuất hiện trước khách hàng. Trong một số trường hợp khác thì các doanh nghiệp còn đóng góp ý kiến marketing lẫn nhau để cả hai cùng phát triển.

Khi lựa chọn chiến dịch này thì bạn cần xác định đối tác phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Chẳng hạn bạn đang bày bán các mặt hàng nội thất thì nên hợp tác cùng các đơn vị thiết kế, trang trí nhà ở.

3.3. Chiến lược marketing truyền miệng 

Marketing truyền miệng mang đến nhiều lợi ích cho chuỗi doanh nghiệp bán lẻ. Khi nhóm khách hàng quen đến mua sắm, sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn và họ cảm thấy hài lòng thì sẽ dễ dàng chia sẻ, giới thiệu đến mọi người. Bạn có thể gợi ý tặng voucher hoặc mã giảm giá dành cho những khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân đến mua sắm.

Chiến lược marketing truyền miệng trong kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ giúp doanh nghiệp của bnaj tiết kiệm chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, muốn chiến lược này thành công thì bạn cần bảo sản phẩm, dịch vụ thật sự tốt.

3.4. Thực hiện chiến dịch SMS BrandName và email marketing

SMS BrandName là tên gọi đại diện cho dịch vụ tin nhắn thương hiệu cho phép bạn gửi tin nhắn quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Ưu điểm của SMS BrandName có khả năng tối ưu năng suất bởi số lượng tin lớn với thời gian nhanh chóng. Bên cạnh đó, tin nhắn còn thể hiện cụ thể tên của doanh nghiệp thay vì số điện thoại bình thường để khách hàng không bị nhầm lẫn.

Tin nhắn chăm sóc khách hàng sau mua (SMS Marketing) là công cụ để gia tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu, tiếp thị sản phẩm và gia tăng doanh số. MISA eShop gợi ý mẫu tin nhắn sms hiệu quả để cho chiến dịch quảng cáo của shop bạn thành công.

Hiện tại, nền tảng quản lý bán hàng MISA eShop ã kết nối với 5 nhà cung cấp dịch vụ SMS: VHT, CMC Telecom, Viettel, South Telecom, Incom. Trên MISA eShop, chuỗi cửa hàng bán lẻ dễ dàng kết nối với nhà mạng, cài đặt tin nhắn mẫu và gửi tin nhắn ngay trên hệ thống MISA eShop.

3.5. Một số chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng

  • Thanh lý: Hoạt động thanh lý thường đi kèm khuyến mãi để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các mặt hàng bán lẻ mang tính thời vụ như thời trang. Nếu đã qua hết thời kỳ “thịnh hành” thì quần áo có thể rơi vào tình trạng lỗi mốt và tồn hàng. Doanh nghiệp cần thanh lý kịp thời trong trường hợp muốn lấy lại vốn và đầu tư mùa vụ tiếp theo.
  • Giảm giá sản phẩm: Hãy lựa chọn một số mặt hàng tiêu biểu để quảng cáo chiến dịch giảm giá sốc với số lượng có hạn. Nhờ đó mà khách hàng sẽ có tâm lý muốn mua hàng với số lượng nhiều với ưu đãi vượt trội hơn.
  • Ưu đãi cho khách hàng hội viên: Ưu đãi chỉ dành cho khách hàng thường xuyên mua sắm tại doanh nghiệp. Hãy cho họ thấy trở thành hội viên của bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Từ đó gợi mở điều kiện trở thành hội viên và làm thẻ miễn phí.
  • Bốc thăm trúng thưởng: Không gì phù hợp hơn chương trình bốc thăm nhận thưởng khi bạn đang muốn marketing bán lẻ ngày tại địa điểm bán hàng. Cụ thể bằng các sự kiện, hoạt động, trò chơi nhằm kêu gọi người qua lại ghé thăm gian hàng của bạn.
  • Giảm giá theo tổng hóa đơn mua hàng: Khuyến khích khách hàng mua càng nhiều thì càng được giảm giá sâu hoặc mua thêm hàng hóa để đạt được mức giảm giá cao nhất. Đây là cách để thanh lý hàng tồn hiệu quả.
  • Combo giảm giá: Bạn có thể tạo các combo mặt hàng đi với nhau để giảm giá ví dụ giày + tất, áo sowmi + chân váy…

Việc tổ chức chương trình khuyến mãi tại chuỗi cửa hàng bán lẻ chưa bao goờ là dễ dàng, bạn phải quản lý rất nhiều loại giá, chiết khấu khác nhau cho từng mặt hàng rồi áp dụng như thế nào từng khách hàng để đảm bảo tính chính xác.

Chủ chuỗi cửa hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop. Chỉ cần thiết lập mức giá khuyến mãi cho một chi nhánh là có thể áp dụng cho các chi nhánh còn lại hoặc ngược lại. Nếu bạn chỉ muốn thực hiện chương trình ưu đãi tại 1 chi nhánh cũng được. Các chương trình khuyến mại sẽ đồng bộ thực hiện trong toàn hệ thống cửa hàng của bạn.

CTA

4. Tổng kết

Xu hướng và thói quen mua sắm của người tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ trước những thành tựu công nghệ và một số yếu tố xã hội khác. Khách hàng ngày càng chủ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, nhà cung cấp. Những chiến lược marketing chuỗi cửa hàng bán lẻ MISA eShop chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp được doanh nghiệp/chuỗi của hàng bán lẻ của bạn có những kế hoạch marketing bán hàng phù hợp. Chúc bạn thành công!

đăng ký dùng thử