Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh 10 xu hướng thương mại điện tử lên ngôi trong tương...

[Update 2021] 10 xu hướng thương mại điện tử lên ngôi trong tương lai tại Việt Nam

321
xu hướng thương mại điện tử
Mục Lục Hiển thị

Covid – 19 đã thúc đẩy hành vi tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Phân tích 10 xu hướng thương mại điện tử lên ngôi trong tương lai tại Việt Nam để doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ có những kế hoạch phát triển phù hợp.

1. Sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng hiệu quả nhất

1.1. Bức tranh toàn cảnh về sự tăng trưởng của các sàn TMĐT

Không chỉ là trào lưu, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành xu hướng tất yếu của thị trường toàn cầu. Sàn TMĐT đang dần thay thế cho website, Facebook, app… trở thành kênh bán hàng chính và mạng về doanh thu khủng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, local brand, shop… đều xuất hiện trên các sàn TMĐT. Nhiều thương hiệu tập trung vào bán hàng trên sàn TMĐT.

xu hướng thương mại điện tử trên sàn TMĐT

Dưới đây là một vài số liệu có thể bạn chưa biết về tốc độ tăng trưởng của sàn TMĐT:

  • Năm 2019 kênh bán hàng trên sàn TMĐT chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hàng hiệu quả. Năm 2020, sàn TMĐT đã vươn lên chiếm vị trí số 1 (trước đó vị trí này thuộc về Facebook)
  • Lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee trong năm 2020 đạt trên 60 triệu lượt, tăng 81% so với cùng kỳ 2019
  • Tiki và Lazada có tốc độ tăng trưởng gần 10%

Nếu anh chị chủ shop còn phân vân chưa tìm được sàn TMĐT phù hợp để phát triển có thể đọc thêm bài viết sau: Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?

1.2. Những lý do hình thành xu hướng

Trải nghiệm mua hàng tốt: Trên sàn TMĐT đa dạng sản phẩm, có thể mua mọi thứ trên cùng một nền tảng. Dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà bán hàng, phương thức thanh toán và kênh vận chuyển đa dạng, nhiều khuyến mãi…

Sự hạn chế áp đặt từ Facebook, Google: Không chỉ giá quảng cáo ngày càng tăng cao, việc chết tài khoản thường xuyên khiến các nhà bán hàng liên tục gặp khó và dần chuyển sang bán hàng trên các sàn TMĐT.

Độ tin tưởng của người tiêu dùng với sàn TMĐT: Người dùng mua hàng tại các sàn TMĐT được hỗ trợ chính sách đổi trả, báo cáo, khiếu nại với sàn nếu shop có vấn đề nên có độ tin tưởng cao hơn.

2. Xây dựng hệ thống TMĐT in-house

2.1. Thương mại điện tử in-house là gì?

TMĐT in-house là những hoạt động marketing của doanh nghiệp/cửa hàng trên sàn TMĐT đều được thực hiện bởi bộ phận marketing thuộc doanh nghiệp/cửa hàng ấy. Từ khâu lên ý tưởng, kế hoạch cho tới thực thi và đánh giá hiệu quả, không thuê ngoài.

Theo nhận định, những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cửa hàng tự vận hành được trong giai đoạn lock- down sẽ dần chiếm lĩnh thị phần.

2.2. Làm thế nào để xây dựng hệ thống TMĐT in-house

  • Xây dựng hệ thống omni-channel có trải nghiệm mua sắm tốt
  • Xây dựng hệ thống vận hành TMĐT chuyên nghiệp

Về thương hiệu: Xây dựng thương hiệu bền vững, tránh bị phụ thuộc vào các kênh bán sở hữu hoặc gặp khó khăn khi chạy quảng cáo.

Chủ động: Tự chủ động thiết kế trải nghiệm mua hàng phù hợp với ngành nghề, tối ưu chi phí.

Cần nguồn lực: Chủ yếu là đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm vận hành để xây dựng hệ thống.

xây dựng TMĐT in-house

3. Shoppertainment sẽ là xu hướng nửa cuối năm 2021 (TikTok)

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông nổi bật nhất để tạo dựng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm của người dùng.

Theo nghiên cứu của Neilsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản. Nhờ quá trình chuyển đổi số và sự ưa chuộng của người tiêu dùng, video dạng ngắn đang là định dạng được nhiều thương hiệu lựa chọn để tiếp cận và thu hút khách hàng.

thói quen mua sắm của người tiêu dùng chuyển sang tiktok

Theo khảo sát, mỗi người dành 1h/ngày để lướt TikTok, tại đây họ sẽ tìm được những video theo chủ đề quan tâm từ cuộc sống, marketing, làm đẹp, nấu ăn… xu hướng thương mại điện tử cũng dần bắt đầu từ những video review sản phẩm trên TikTok.

TikTok tạo ra các trải nghiệm mua sắm sáng tạo và thú vị, từ đó giúp doanh nghiệp kết nối với người dùng. Thông qua một loạt tính năng tiếp thị như Branded Effect, Hashtag Challenge và TikTok LIVE, kết hợp cùng định dạng nội dung video ngắn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và tác động lên quyết định của người mua hàng.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách bán hàng trên TikTok 2021 dành cho người mới bắt đầu

4. Livestream trở thành xu thế được ưa chuộng

Livestream không còn là địa bàn hoạt động riêng của các “hot girl kem trộn”. Dưới tác động của Covid, người tiêu dùng đổ xô đi mua sắm trên mạng, nhiều thương hiệu tầm trung đến cao cấp cũng đang tận dụng tính năng này. Livestream bán hàng với nhiều ưu điểm như chi phí đầu tư thấp và hiệu quả cao.

  • Lazada có hẳn một kênh livestream riêng được biết đến với tên gợi LazLive. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như L’oreal, Vichy, Laneige… cũng đã xuất hiện trên LazLive với tần suất đều đặn.
  • Bộ đôi Tiki và Sendo tổ chức các gameshow livestream, mời các streamer trong giới game đến góp vui
  • Shopee tổ chức những buổi livestream định kỳ cho người xem săn xu, săn sale vào các khung giờ cố định. Tìm hiểu về cách livestream trên Shopee

Tại sao anh chị chủ shop, doanh nghiệp nên livestream bán hàng? 

Rút ngắn hành trình mua hàng: Từ biết đến thương hiệu đến đặt hàng nay chỉ còn 1 bước, giảm thiểu các liên kết trung gian

Tăng độ chân thật và tin cậy: Người xem cảm thấy tin tưởng hơn nhờ được quan sát hình ảnh thực tế sản phẩm, không quá hậu kỳ, chỉnh sửa

Tương tác trực tiếp với người xem: Dễ dàng hỏi đáp ngay trong đoạn phát trực tiếp

Tăng tỷ lệ chốt đơn: Có khả năng mang về hàng nghìn lượt tương tác cũng như tỷ lệ chốt đơn cao nếu biết tận dụng đúng cách

thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên livestream bán hàng

5. KOC thay thế vai trò KOL trở thành kênh tăng trưởng mới đầy tiềm năng

KOC và KOL là gì? Cách phân biệt nhanh như sau:

KOL KOC
Khái niệm Key Opinion Leader/Người dẫn dắt tư tưởng Key Opinion Consumer/Người tiêu dùng chủ chốt
Độ phủ sóng Độ phủ sóng rộng, tác động vừa phải Độ phủ sóng hẹp, tác động mạnh
Quy mô khán giả Lớn

chọn lựa trong chiến dịch Marketing dựa trên lượng người follow

Vừa phải

số lượng follow không phải là yếu tố đánh giá quan trọng nhất, vì những review chân thực mới đem lại sự tin tưởng với khán giả

Phạm vi công việc Đa dạng trên nhiều nền tảng Thường là review, TikTok và group Facebook

 

Chuyên môn Những người có chuyên môn, kiến thức sâu về Thị Trường Ngách nhất định để có thể dẫn dắt người dùng Một người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá chủ quan của chính mình. Tuy vậy, KOC vẫn có được sự tin tưởng của một bộ phận khán giả nhất định

KOC được đánh giá là tác động đến xu hướng thương mại điện tử mạnh mẽ hơn. Do đó nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ sử dụng KOC để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.

6. Xu hướng bán hàng trực tiếp từ nhãn hàng đến người dùng cuối (D2C) lên ngôi

Đại dịch Covid -19 thúc đẩy nhiều thương hiệu lớn nhỏ tham gia D2C, đơn giản vì bài toán chi phí lúc này trở nên dễ thở hơn:

  • D2C đang ngày càng trở nên phổ biến với doanh thu ước tính 18 tỷ đô vào năm 2020
  • D2C không còn là độc quyền của các doanh nghiệp B2C khi nó có thể giúp các thương hiệu B2B thêm các luồng doanh thu mới, tìm các phân khúc khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành với khách hàng hiện tại
  • Lượng mua hàng D2C đã tăng 200% từ năm 2019 đến năm 2020

Xu hướng D2C lên ngôi vì những lý do sau:

Giảm các kênh trung gian: Các kênh trung gian bao gồm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ được loại bỏ

Giảm các khâu trung gian: Như chăm sóc khách hàng, vận hành, thanh toán, giao nhận… được cắt giảm tối đa

Tối ưu chi phí: Tối ưu ít nhất 20% chi phí cho doanh nghiệp

Hiểu rõ khách hàng: Nắm được insight khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và tạo ra trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa, phong phú hơn

7. Performance marketing: Marketing theo hiệu quả, mọi chiến dịch đều phải ra chuyển đổi

“Một nửa số tiền tôi chi cho quảng cáo là lãng phí. Vấn đề là tôi còn không biết đó là nửa nào: – John Wanamaker

Không biết bơm ngân sách vào đâu là câu chuyện muôn thuở của giới marketing. Thật may giờ chúng ta có performance marketing.

Performance marketing (tiếp thị hiệu suất) là hình thức marketing dựa trên hiệu suất, chi trả phí trên chuyển đổi thành công mà doanh nghiệp mong muốn nhu lượt đăng ký qua form, số đơn hàng, lượt tải app..

Những nguyên nhân giúp performance marketing phát triển:

  • Khả năng đo lường chuẩn xác: Đo đếm, đo lường được hiệu quả và biết đường hướng tới để tối ưu được vừa là bản chất cũng như lợi thế của hình thức quảng cáo này
  • Tối đa hiệu suất: Mức độ tương tác cao hơn, tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, kích thước đơn hàng trung bình cao hơn (giá trị giỏ hàng), tăng khả năng giữ chân người mua
  • Đảm bảo branding: Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ. Từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình
  • Đầu tư đúng hướng: Biết được nguồn sinh ra đơn hàng xác định đâu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều

8. App & Super app trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại mobile first

8.1. Tiềm năng của super app tại thị trường Việt Nam

Theo dự đoán từ Allied Market Research – thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70.9 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam là thị trường tiềm năng để khai thác nhiều dịch vụ dựa trên lượng khách hàng lớn, trong đó phát triển các siêu ứng dụng.

8.2. Doanh nghiệp được lợi gì khi xây dựng super app?

Mở rộng hệ sinh thái tính năng: Dựa trên bản chất tất cả trong một, các super app sẽ sở hữu đa dịch vụ như nhắn tin, đặt xe, giao nhận, đi chợ hộ… Giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và không gian cho điện thoại

Thu thập dữ liệu người dùng: Khi người dùng sử dụng ứng dụng thường xuyên với nhiều tính năng dịch vụ khác nhau. Giúp nhà vận hành có thể thuận lợi phân tích, dự đoán người dùng một cách chính xác

Giữ chân người dùng: Việc phát triển đa nền tảng, đa tính năng giúp cải thiện trải nghiệm một cách tốt hơn và giữ chân người dùng ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn

9. Công nghệ đang tạo nên sự thay đổi lớn cho các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp

9.1. MarTech là gì? 

MarTech ngày nay được triển khai để thu thập dữ liệu, phát triển đối tượng mục tiêu, giao tiếp với khách hàng, lập kết hoạch và xác định khách hàng mục tiêu tiềm năng, theo dõi danh tiếng của brand, theo dõi doanh thu và mức độ tương tác với các phương tiện và kênh truyền thông.

Các sàn TMĐT tại Việt Nam đã ứng dụng rất tốt các công nghệ MarTech vào Ecommerce như dùng dữ liệu date để cá nhân hóa trải nghiệm tìm kiếm, đề xuất sản phẩm liên quan chính xác ý định người dùng hay dùng chatbot để thay CSKH trả lời các câu hỏi, tiết kiệm chi phí nhân sự.

công nghệ martechchatbot thông minh

9.2. Sự xuất hiện của MarTech/EcomTech đã và sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào?

Tự động hóa và tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing

Marketing thời đại 4.0 đã chuyển dịch từ branding sang performance marketing, Công nghệ MarTech đã cho ra đời nhiều nền tảng, công cụ giúp doanh nghiệp có thể tự đông hóa và tối ưu hiệu quả Marketing trên Internet: livestream, CRM, chatbot…

Cải thiện và tăng trải nghiệm người dùng

MarTech giúp giúp các marketer phân tích, đánh giá hành vi và insight khách hàng một cách chi tiết, kịp thời đưa ra những giải pháp. Chẳng hạn dựa trên số liệu thống kê hành vi mua sắm, các sàn TMĐT sẽ chọn kết hợp với Ví điện tử để thành toán trở nên dễ dàng hơn

Giảm sự phụ thuộc vào các kênh quảng cáo

Sự xuất hiện nhiều kênh như Social Media, sàn TMĐT, Website, App… giúp doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cao trong mỗi chiến dịch

10. Các giải pháp marketing 0 đồng thúc đẩy TMĐT

Trong giai đoạn từ 2015-2020, thị thường Affiliate toàn cầu tăng trưởng đến 400%, từ 5 lên tới 21 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, thị trường tăng trưởng gấp 10 lần, với số lượng doanh nghiệp triển khai Affiliate (Advertisers) lên đến 100. Số lượng đối tác tham gia kiếm tiền cùng nền tảng Affiliate (Publishers) cũng đạt mốc 70.000.

Các lĩnh vực có thể áp dụng thành công mô hình Affiliate bao gồm: E-commerce, Travel, Health & Beauty, Mom & Kid,… Đặc biệt khi xu hướng thương mại điện tử thay đổi thì Affiliate chính là xu hướng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều điểm chạm hơn.

Những nguyên nhân khiến xu hướng marketing 0đ phát triển:

10.1. Tăng mức độ tiếp cận tối đa trong toàn bộ hành trình khách hàng

Affiliate Marketing được xem như thế giới thu nhỏ của các kênh Digital bao gồm SEO, Google Ads, Facebook Ads, GDN, Email,.. Thông qua lợi thế này, Affiliate được xem như cơ hội để thương hiệu có thể tạo ra nhiều điểm chạm trong hành trình của khách hàng, thậm chí là những ngách sâu hơn.

10.2. Tối ưu chi phí chuyển đổi

Đối với Affiliate, doanh nghiệp có thể tối ưu đến từng đồng chi phí nhờ ưu điểm “ra đơn trước trả tiền sau”. Cụ thể khi triển khai Affiliate, doanh nghiệp sẽ chỉ trả chi phí khi có chuyển đổi thành công (ra đơn hàng, thông tin khách hàng thực sự quan tâm…) chứ không phải trả phí cho các chỉ số tiên về branding như CPM (chi phí cho lượt hiển thị), CPC (chi phí cho lượng click)… mà không biết được tỷ lệ chuyển đổi có tốt không

10.3. Nền tảng để triển khai nhiều xu hướng mới

Hiện nay, hầu hét các xu hướng đang thịnh hành đều có cơ chế hoạt động tương tự Affiliate, chỉ khác ở hình thức triển khai. Điểm hình rõ nhất là ví dụ về sự kết hợp giữa Affiliate và Social Commerce của Taobao. Nhờ vào các chế độ đo lường hiệu quả chuyển đổi thông qua các UTM Source, Affiliate trở thành nền tảng để phát triển thêm nhiều xu hướng mới

11. Tổng kết

Dịch bệnh đã tác động nhiều đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng, chuyển từ những kênh offline truyền thống sang các kênh online đa nền tảng. Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ đã chuyển mình thành công từ offline sang online, bắt kịp xu hướng thương mại điện tử đa dạng kênh bán hàng, đa dạng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường trong thời điểm này.

MISA eShop – Giải pháp quản lý All in One hỗ trợ anh chị chủ shop, doanh nghiệp:

1. Tạo Website đặt hàng với 5 bước đơn giản

2. Chốt đơn livestream, in bill tự động khi bán hàng trên Facebook

3. Chatbot AI thông minh gửi tin nhắn hàng loạt tới khách hàng thông báo các chương trình ưu đãi

4. Remarketing khách hàng cũ thông qua Vòng quay may mắn trên Zalo OA, Messenger Facebook

5. Kết nối với các hình thức thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt để giữ khoảng cách an toàn

6. Kết nối giải pháp quản lý tài chính và nhân sự: Kế toán (AMIS Kế toán, AMIS SME), Hóa đơn điện tử (Meinvoice), Nhân sự và chấm công (AMIS HRM)…. cho doanh nghiệp

7. Tích hợp vận chuyển: với những đơn vị giao vận uy tín như Giaohangnhanh, GHTK, VNPost, ViettelPost, Ahamove, J&TExpress…

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop

Chỉ một giải pháp nhưng đã hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ trong quá trình chuyển đổi số

Hotline: 090 488 5833

CTA